Ngày 4/9, Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) công bố báo cáo cho biết các trang mạng xã hội hiện nay, đặc biệt là Facebook và Twitter, đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị ở Mỹ thông qua việc hỗ trợ người sử dụng tiếp cận thông tin và bày tỏ ủng hộ đối với các chính khách.
Theo báo cáo trên, khoảng 36% số người sử dụng mạng xã hội cho rằng Internet "rất quan trọng" đối với họ trong việc theo dõi các tin tức chính trị, trong khi 25% cũng đồng quan điểm khi cho rằng Internet là nơi "lý tưởng" để mọi người bàn luận về các vấn đề chính trị nóng bỏng.
Báo cáo của Pew cho biết 25% số người được hỏi nói rằng họ trở nên quan tâm hơn tới một vấn đề chính trị nào đó sau khi bàn luận hoặc đọc các bài viết về nó trên mạng. Trong khi đó, 16% số dân cư mạng cũng cho biết họ thay đổi quan điểm về một vấn đề chính trị sau một thời gian "lướt" web.
Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy những người ủng hộ đảng Dân chủ có vẻ đánh giá cao tầm quan trọng của mạng xã hội hơn những người ủng hộ đảng Cộng hòa. Khoảng 33% cử tri Dân chủ chia sẻ họ trở nên "thích thú" với một vấn đề chính trị nào đó hơn nhờ mạng xã hội, trong khi tỷ lệ này ở các cử tri Cộng hòa là 24%. Đối với các cử tri tự do và cử tri ôn hòa, tỷ lệ này lần lượt là 39% và 21%.
Tuy nhiên, chính trị không phải là đề tài nóng đối với phần lớn những người sử dụng mạng xã hội. Theo các chuyên gia, có tới 84% người dùng Internet cho biết họ hiếm khi hoặc không bao giờ chia sẻ các bài viết liên quan đến chính trị trên trang cá nhân của mình./.
Theo báo cáo trên, khoảng 36% số người sử dụng mạng xã hội cho rằng Internet "rất quan trọng" đối với họ trong việc theo dõi các tin tức chính trị, trong khi 25% cũng đồng quan điểm khi cho rằng Internet là nơi "lý tưởng" để mọi người bàn luận về các vấn đề chính trị nóng bỏng.
Báo cáo của Pew cho biết 25% số người được hỏi nói rằng họ trở nên quan tâm hơn tới một vấn đề chính trị nào đó sau khi bàn luận hoặc đọc các bài viết về nó trên mạng. Trong khi đó, 16% số dân cư mạng cũng cho biết họ thay đổi quan điểm về một vấn đề chính trị sau một thời gian "lướt" web.
Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy những người ủng hộ đảng Dân chủ có vẻ đánh giá cao tầm quan trọng của mạng xã hội hơn những người ủng hộ đảng Cộng hòa. Khoảng 33% cử tri Dân chủ chia sẻ họ trở nên "thích thú" với một vấn đề chính trị nào đó hơn nhờ mạng xã hội, trong khi tỷ lệ này ở các cử tri Cộng hòa là 24%. Đối với các cử tri tự do và cử tri ôn hòa, tỷ lệ này lần lượt là 39% và 21%.
Tuy nhiên, chính trị không phải là đề tài nóng đối với phần lớn những người sử dụng mạng xã hội. Theo các chuyên gia, có tới 84% người dùng Internet cho biết họ hiếm khi hoặc không bao giờ chia sẻ các bài viết liên quan đến chính trị trên trang cá nhân của mình./.
(TTXVN)