Tại Việt Nam, nghe nhạc trực tuyến đã không còn là khái niệm xa lạ đối với những người dùng Internet. Tuy vậy, đối với việc đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng, các website nghe nhạc trực tuyến của Việt Nam có lẽ nên thay đổi…
Cộng đồng hóa
Trên thế giới, nhắc đến các website nghe nhạc trực tuyến phát triển hiệu quả không thể không kể đến Last.fm, Musicovery hay My Space… Các website này hầu hết đều có chức năng kết bạn để cùng nghe và chia sẻ âm nhạc, hoặc nghe nhạc theo những “gu” âm nhạc nhất định.
Đây được coi là xu hướng cộng đồng hóa các website nghe nhạc trực tuyến nhằm hướng đến người dùng.
Lấy ví dụ, Last.fm tạo ra một cộng đồng người dùng khổng lồ liên tục tương tác với nhau. Điểm thu hút người dùng của Last.fm chính là việc website này cho phép các thành viên được kết bạn, chia sẻ và bình luận những bài hát hay, những clip hot một cách nhanh chóng.
Với My Space, website nghe nhạc trực tuyến này có chức năng kết bạn thông qua nút “+ friend.” Từ đó, người dùng có thể nghe nhạc theo bạn bè, hoặc theo những người có cùng “gu” âm nhạc với mình, hay trực tiếp chia sẻ bài hát và cảm nhận cá nhân.
My Space còn giữ vai trò nhiều hơn thế trong đời sống âm nhạc tại Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung bởi từ mạng xã hội âm nhạc này, một loạt các ca sỹ như Lily allen, Sean Kingston,.. đã trở nên nổi tiếng.
Cụ thể, thay vì ca hát và tìm kiếm may mắn từ các hãng đĩa, nhà sản xuất, các ca sỹ này đã "xuất bản trước" các ca khúc, Album của mình trên My Space. Với số lượng người nghe và yêu thích tăng chóng mặt, các hãng đĩa, nhà sản xuất đã phải tự tìm đến với họ để được ký hợp đồng...
Không trùng lặp với Last.fm và My Space, nghe nhạc theo sở thích âm nhạc lại chính là hướng đi độc đáo mà Musicovery lựa chọn. Ở website này, người dùng có thể ngẫu nhiên nghe các bài hát từ nhiều thể loại khác nhau để tìm kiếm những bài hát cực hay, mà trước đó có thể đã “vô tình” bỏ qua. Tuy vậy, nếu muốn tải bài hát tại website này, người dùng sẽ phải trả một khoản phí nhỏ.
Hướng mới cho website nhạc Việt?
Tại Việt Nam, mặc dù nhu cầu của người dùng là rất lớn, nhưng nhiều website nghe nhạc trực tuyến lớn đang thiếu những ứng dụng hướng đến cộng đồng.
Đảo qua các website âm nhạc, có thể dễ dàng nhận thấy việc người dùng được chia sẻ, tương tác với nhau, hay nghe bài hát theo “gu” âm nhạc, theo trạng thái cảm xúc còn là khái niệm mới mẻ. Đa phần các trang web đều phân chia bài hát theo danh mục định sẵn, hoặc theo các album, tên ca sĩ… Sự hiện diện của người dùng đa phần dừng lại ở việc bình luận, hoặc chia sẻ bài hát, lời bài hát.
Gần đây, một số trang nghe nhạc trực tuyến nội địa cũng bắt đầu manh nha chuyển hướng đi nhằm phục vụ một cách tối đa nhu cầu của cộng đồng, điển hình như Nhacso.net phiên bản 2.0. Tuy đang trong giai đoạn thử nghiệm (ở địa chỉ www.beta.nhacso.net), song website này đã tiến được gần hơn tới người dùng thông qua những tính năng như xây dựng tủ nhạc cá nhân, kết bạn...
TuanTA, một thành viên của nhacso.net cho biết, khi kết bạn trên một website âm nhạc rồi từ đó cùng nhau chia sẻ, bình luận về một bản nhạc, album thì sẽ rất thú vị. “Tôi tin rằng việc Nhacso.net ra nhiều tiện ích, kết nối mọi người thì sẽ giúp người dùng gắn bó với website âm nhạc đó hơn.”
Bà Ngô Phương Thảo (đại diện Nhacso.net) thì cho hay, nếu như chỉ hiểu trang nghe nhạc trực tuyến là trang mọi người đến nghe nhạc, tải miễn phí về máy thì e rằng chúng ta đã tự hạn chế phần nào sức mạnh của loại hình nghe nhạc này.
“Âm nhạc có thể mang mọi người đến gần nhau hơn và mạng xã hội âm nhạc ra đời cũng không nằm ngoài mục đích đó. Bởi vậy, nhóm phát triển Nhacso.net phiên bản mới đang cố gắng hết sức mình để thực hiện bằng được nhiệm mang mọi người đến gần nhau hơn bằng âm nhạc,” bà Thảo nói.
Vẫn biết, một hướng đi mới ở chỗ nọ có thể không phù hợp ở chỗ kia và còn quá sớm để nói rằng Nhacso.net 2.0 sẽ thành công. Nhưng dẫu sao đây cũng là một trong những tín hiệu tốt cho việc thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ nghe nhạc trực tuyến tại Việt Nam, đáp ứng hơn nữa đòi hỏi ngày càng khắt khe từ phía cộng đồng người yêu nhạc trực tuyến./.
Cộng đồng hóa
Trên thế giới, nhắc đến các website nghe nhạc trực tuyến phát triển hiệu quả không thể không kể đến Last.fm, Musicovery hay My Space… Các website này hầu hết đều có chức năng kết bạn để cùng nghe và chia sẻ âm nhạc, hoặc nghe nhạc theo những “gu” âm nhạc nhất định.
Đây được coi là xu hướng cộng đồng hóa các website nghe nhạc trực tuyến nhằm hướng đến người dùng.
Lấy ví dụ, Last.fm tạo ra một cộng đồng người dùng khổng lồ liên tục tương tác với nhau. Điểm thu hút người dùng của Last.fm chính là việc website này cho phép các thành viên được kết bạn, chia sẻ và bình luận những bài hát hay, những clip hot một cách nhanh chóng.
Với My Space, website nghe nhạc trực tuyến này có chức năng kết bạn thông qua nút “+ friend.” Từ đó, người dùng có thể nghe nhạc theo bạn bè, hoặc theo những người có cùng “gu” âm nhạc với mình, hay trực tiếp chia sẻ bài hát và cảm nhận cá nhân.
My Space còn giữ vai trò nhiều hơn thế trong đời sống âm nhạc tại Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung bởi từ mạng xã hội âm nhạc này, một loạt các ca sỹ như Lily allen, Sean Kingston,.. đã trở nên nổi tiếng.
Cụ thể, thay vì ca hát và tìm kiếm may mắn từ các hãng đĩa, nhà sản xuất, các ca sỹ này đã "xuất bản trước" các ca khúc, Album của mình trên My Space. Với số lượng người nghe và yêu thích tăng chóng mặt, các hãng đĩa, nhà sản xuất đã phải tự tìm đến với họ để được ký hợp đồng...
Không trùng lặp với Last.fm và My Space, nghe nhạc theo sở thích âm nhạc lại chính là hướng đi độc đáo mà Musicovery lựa chọn. Ở website này, người dùng có thể ngẫu nhiên nghe các bài hát từ nhiều thể loại khác nhau để tìm kiếm những bài hát cực hay, mà trước đó có thể đã “vô tình” bỏ qua. Tuy vậy, nếu muốn tải bài hát tại website này, người dùng sẽ phải trả một khoản phí nhỏ.
Hướng mới cho website nhạc Việt?
Tại Việt Nam, mặc dù nhu cầu của người dùng là rất lớn, nhưng nhiều website nghe nhạc trực tuyến lớn đang thiếu những ứng dụng hướng đến cộng đồng.
Đảo qua các website âm nhạc, có thể dễ dàng nhận thấy việc người dùng được chia sẻ, tương tác với nhau, hay nghe bài hát theo “gu” âm nhạc, theo trạng thái cảm xúc còn là khái niệm mới mẻ. Đa phần các trang web đều phân chia bài hát theo danh mục định sẵn, hoặc theo các album, tên ca sĩ… Sự hiện diện của người dùng đa phần dừng lại ở việc bình luận, hoặc chia sẻ bài hát, lời bài hát.
Gần đây, một số trang nghe nhạc trực tuyến nội địa cũng bắt đầu manh nha chuyển hướng đi nhằm phục vụ một cách tối đa nhu cầu của cộng đồng, điển hình như Nhacso.net phiên bản 2.0. Tuy đang trong giai đoạn thử nghiệm (ở địa chỉ www.beta.nhacso.net), song website này đã tiến được gần hơn tới người dùng thông qua những tính năng như xây dựng tủ nhạc cá nhân, kết bạn...
TuanTA, một thành viên của nhacso.net cho biết, khi kết bạn trên một website âm nhạc rồi từ đó cùng nhau chia sẻ, bình luận về một bản nhạc, album thì sẽ rất thú vị. “Tôi tin rằng việc Nhacso.net ra nhiều tiện ích, kết nối mọi người thì sẽ giúp người dùng gắn bó với website âm nhạc đó hơn.”
Bà Ngô Phương Thảo (đại diện Nhacso.net) thì cho hay, nếu như chỉ hiểu trang nghe nhạc trực tuyến là trang mọi người đến nghe nhạc, tải miễn phí về máy thì e rằng chúng ta đã tự hạn chế phần nào sức mạnh của loại hình nghe nhạc này.
“Âm nhạc có thể mang mọi người đến gần nhau hơn và mạng xã hội âm nhạc ra đời cũng không nằm ngoài mục đích đó. Bởi vậy, nhóm phát triển Nhacso.net phiên bản mới đang cố gắng hết sức mình để thực hiện bằng được nhiệm mang mọi người đến gần nhau hơn bằng âm nhạc,” bà Thảo nói.
Vẫn biết, một hướng đi mới ở chỗ nọ có thể không phù hợp ở chỗ kia và còn quá sớm để nói rằng Nhacso.net 2.0 sẽ thành công. Nhưng dẫu sao đây cũng là một trong những tín hiệu tốt cho việc thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ nghe nhạc trực tuyến tại Việt Nam, đáp ứng hơn nữa đòi hỏi ngày càng khắt khe từ phía cộng đồng người yêu nhạc trực tuyến./.
Khánh Hưng (Vietnam+)