Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) mới đây đã lên tiếng chỉ trích thông báo của Twitter về việc mạng xã hội này có thể chặn những tài khoản tại một số quốc gia, nơi những nhà chức trách muốn kiểm duyệt các nội dung được đăng lên từ các tài khoản khác.
Bà Lucie Morillon, Chủ tịch của RSF, cho rằng tổ chức này đặc biệt quan ngại về quyết định của ban lãnh đạo Twitter. Bà cũng cho rằng đây là thông tin xấu với quá trình tự do ngôn luận.
Trước đó, Twitter đã thông báo trên trang tài khoản của mình về việc “sẽ chặn người dung truy cập vào những nội dung tại một quốc gia đặc biệt - trong khi người dùng ở những quốc gia khác vẫn có thể truy cập được vào.”
Công ty có trụ sở ở San Francisco cũng đã lý giải thêm về quyết định này là việc hãng đang tiến vào “những quốc gia có các ý tưởng khác nhau về việc thể hiện quyền tự do ngôn luận."
Quyết định của Twitter được đưa ra giữa lúc hãng này đang có những bước thăm dò xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Do đó, bà Morillon đã chỉ trích quyết định này "đồng nghĩa với việc Twitter đã chấp nhận để kiểm duyệt và giúp giới chức địa phương có thể ngăn chặn được những lời bình luận hay ý kiến chỉ trích về tình trạng tham nhũng hoặc những điều xấu ở một nơi nào đó."
Bà Morillon cũng cho rằng: "Liệu việc ngăn chặn người dùng tiếp cận nội dung đó có cần quyết định của tòa án hay chỉ cần một cú điện thoại của một viên cảnh sát nào đó để xóa đi một thông điệp?"./.
Bà Lucie Morillon, Chủ tịch của RSF, cho rằng tổ chức này đặc biệt quan ngại về quyết định của ban lãnh đạo Twitter. Bà cũng cho rằng đây là thông tin xấu với quá trình tự do ngôn luận.
Trước đó, Twitter đã thông báo trên trang tài khoản của mình về việc “sẽ chặn người dung truy cập vào những nội dung tại một quốc gia đặc biệt - trong khi người dùng ở những quốc gia khác vẫn có thể truy cập được vào.”
Công ty có trụ sở ở San Francisco cũng đã lý giải thêm về quyết định này là việc hãng đang tiến vào “những quốc gia có các ý tưởng khác nhau về việc thể hiện quyền tự do ngôn luận."
Quyết định của Twitter được đưa ra giữa lúc hãng này đang có những bước thăm dò xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Do đó, bà Morillon đã chỉ trích quyết định này "đồng nghĩa với việc Twitter đã chấp nhận để kiểm duyệt và giúp giới chức địa phương có thể ngăn chặn được những lời bình luận hay ý kiến chỉ trích về tình trạng tham nhũng hoặc những điều xấu ở một nơi nào đó."
Bà Morillon cũng cho rằng: "Liệu việc ngăn chặn người dùng tiếp cận nội dung đó có cần quyết định của tòa án hay chỉ cần một cú điện thoại của một viên cảnh sát nào đó để xóa đi một thông điệp?"./.
Trà My (Vietnam+)