Chuyện về người nông dân xây Phòng lưu niệm Bác Hồ, viết sử ca về Đảng

Khi Phòng lưu niệm Bác Hồ của ông Trần Văn Cao hoàn thành, không chỉ người dân thôn Đại Phẩm, xã Đại Yên, mà nhiều người trong huyện Chương Mỹ và những ai biết đến điểm đến này đều ủng hộ ông.
Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được bố trí trang trọng tại Phòng lưu niệm. (Ảnh: Đinh Thuận/TTXVN)
Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được bố trí trang trọng tại Phòng lưu niệm. (Ảnh: Đinh Thuận/TTXVN)

Mộc mạc, chất phác và một tình cảm vô bờ với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là những gì ông Trần Văn Cao, thôn Đại Phẩm, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) để lại ấn tượng cho bất cứ ai khi tiếp xúc với ông.

Hơn 30 năm vừa làm ruộng, vừa làm thơ, viết văn và dày công sưu tập ảnh Bác Hồ, đến nay, khi đã ở tuổi bát tuần, lão nông Trần Văn Cao đã hoàn thành tâm nguyện của mình: Xây dựng được Phòng lưu niệm Bác Hồ, viết xong sử ca về Đảng, Bác Hồ và Cách mạng Việt Nam.

Một ngày đầu tháng 5, dù thời tiết nóng nực nhưng tại căn nhà ông Trần Văn Cao vẫn rôm rả tiếng nói cười của những người cao tuổi trong làng. Họ đến để tham quan, tìm hiểu về những câu chuyện liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ qua những bức ảnh được ông Trần Văn Cao trang trọng trưng bày ở Phòng lưu niệm và qua những câu chuyện kể của ông.

[Người chọn vị trí đặt tượng đài Bác Hồ trên bến Ninh Kiều]

Tại đây có hơn 300 bức ảnh, trong đó có nhiều bức ảnh quý, được sưu tầm theo các mốc thời gian Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, những năm Người bôn ba ở nước ngoài, hay lúc trở về lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Ở xã Đại Yên, việc ông Cao tự xây Phòng lưu niệm Bác Hồ hay viết sử ca về Đảng, Bác Hồ, Cách mạng Việt Nam làm nức lòng người dân thôn quê.

Họ không nghĩ rằng, một nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, mải mê với đồng ruộng lại có thời gian sưu tầm được khối lượng lớn ảnh về Bác, sáng tác một tập sử ca với 1.456 câu thơ, gần 100 trang viết về Đảng, Bác Hồ và Cách mạng Việt Nam.

Thế nên, từ đầu năm 2020, khi Phòng lưu niệm Bác Hồ được hoàn thành, nhà riêng của ông Cao luôn tấp nập người dân trong làng, các đoàn thể trong xã và trong cả huyện Chương Mỹ về tham quan.

Phòng lưu niệm Bác Hồ của gia đình ông Trần Văn Cao trở thành niềm tự hào của cả người dân thôn Đại Phẩm và xã Đại Yên.

Chuyện về người nông dân xây Phòng lưu niệm Bác Hồ, viết sử ca về Đảng ảnh 1Ông Trần Văn Cao giới thiệu các bức ảnh của Bác Hồ cho khách tham quan. (Ảnh: Đinh Thuận/TTXVN)

Rót nước mời khách, ông Trần Văn Cao hào hứng kể về quá trình sưu tầm ảnh Bác Hồ của mình với sự dày công và tràn đầy nhiệt huyết.

Ông  hào hứng khoe bộ ảnh đầu tiên về Bác Hồ với 21 tấm được tặng trong Hội nghị Chiến sỹ thi đua toàn ngành Thủy lợi cả nước năm 1967 (nơi ông công tác trước khi nghỉ hưu), được ông phóng to từ những bức ảnh cũ.

"Đây là món quà quý giá đối với tôi để sau này, khi về hưu gắn bó với ruộng đồng, bất kỳ khi nào, lúc làm việc gì, từ cấy lúa, trồng rau tôi đều nghĩ đến Bác Hồ và nung nấu ý định sưu tầm những tư liệu liên quan đến Bác,” ông Cao chia sẻ.

Thế rồi, sử ca về Đảng, Bác Hồ và Cách mạng Việt Nam cũng được chắp bút từ những xúc cảm, hiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp của Bác, về hoạt động của Đảng và Cách mạng Việt Nam.

Cứ mỗi ngày viết một ít, tranh thủ lúc rảnh rỗi, ông lại ngồi riết bên bàn cùng tập bản thảo. Có những lúc, cảm xúc tuôn trào theo nét bút khiến ông không viết kịp.

Hoàn thành phần một của cuốn sử ca gồm 1.456 câu thơ, ông chuyển sang phần hai viết bằng văn xuôi. Phần này ông Cao tập trung viết về 9 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ và đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Cũng để thêm sự hấp dẫn cho tập sử ca, phần ba của cuốn sử ca được ông “kể chuyện” bằng những bức ảnh về Đảng, Bác Hồ và Cách mạng Việt Nam. Số lượng ảnh tương đối phong phú nhưng ông Cao vẫn chưa hài lòng, vẫn nung nấu sưu tầm những bức ảnh về tuổi ấu thơ của Bác Hồ.

Kể về chặng đường 30 năm sưu tầm ảnh Bác Hồ, nông dân Trần Văn Cao cho biết: “Tôi đi đến đâu, từ nhà anh em, bạn bè, cứ thấy ảnh Bác Hồ là xin; xin không được thì mượn để chụp lại. Hầu hết mọi người đều thấy tôi tâm huyết nên đều giúp đỡ.”

Ông cũng biết rằng, khi Internet phát triển, trên mạng có rất nhiều ảnh Bác Hồ nhưng ông không biết sử dụng nên chỉ sưu tầm qua tranh ảnh, sách báo. Vì vậy, các bức ảnh ông có được đều là ảnh đen trắng, mộc mạc.

Khi số lượng ảnh đủ lớn, cuộc sống không quá vất vả, ông Trần Văn Cao có ý định xây dựng một Phòng lưu niệm trưng bày ảnh về Bác Hồ.

Ông Trần Văn Cao kể, khi đề xuất ý tưởng xây dựng phòng lưu niệm, mọi người trong gia đình đều ủng hộ. Bởi họ hiểu rằng, ông luôn dành cho Bác Hồ một tình cảm trân trọng, thiêng liêng.

Từ cuối năm 2019, ông bắt tay vào xây dựng và đến dịp giáp Tết Nguyên đán Canh Tý (tháng 1/2020), Phòng lưu niệm Bác Hồ được hoàn thành với sự khang trang, ấm áp; ở đó không chỉ trưng bày những bức ảnh về Bác Hồ mà còn là nơi tưởng niệm Bác với một ban thờ nhỏ được trang trí trang trọng.

Không thể nào tả được xúc cảm của ông khi hoàn thành được ý nguyện ấp ủ hàng chục năm qua. Có những lúc, đứng trước căn phòng, cảm xúc dâng trào, nước mắt ông lại rưng rưng.

Chuyện về người nông dân xây Phòng lưu niệm Bác Hồ, viết sử ca về Đảng ảnh 2Ông Trần Văn Cao lau dọn Phòng lưu niệm Bác Hồ. (Ảnh: Đinh Thuận/TTXVN)

Khi có khách đến thăm, ông Trần Văn Cao lại kiêm luôn cả thuyết minh viên. Trong từng bức ảnh, ông thuộc lòng các dấu mốc, ý nghĩa và những câu chuyện của bức ảnh đó. Hơn cả, nó còn chứa đựng những tình cảm của ông ở trong đó.

Với lời giới thiệu hào hứng, cách kể chuyện say sưa, xen lẫn sự mộc mạc, chân thành, cách thuyết minh của ông Trần Văn Cao cuốn hút khách tham quan, đưa người ta đi từ sự kiện này tới sự kiện khác.

Giới thiệu cho mọi người xem bức ảnh Bác Hồ ngồi trong lều cỏ chỉ huy cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp hay bức ảnh Bác bị giam cầm ở nhà lao Trung Quốc, ông không giấu được sự xúc động, kể lại với sự nghẹn ngào, khóe mắt đỏ hoe.

Người dân xã Đại Yên không chỉ nể phục ông vì số lượng ảnh sưu tập mà còn khâm phục bởi sự bài trí khoa học.

Những bức ảnh được bài trí lớp lang theo từng chủ đề: Bác Hồ với gia đình, Bác Hồ khi ra đi tìm đường cứu nước, những năm Bác hoạt động ở nước ngoài, khi Bác về nước lãnh đạo hai cuộc kháng chiến, Bác Hồ trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, Bác Hồ trong công tác ngoại giao… tạo ra một câu chuyện kể hoàn chỉnh.

Khi thăm phòng lưu niệm, ông Nguyễn Văn Đắc, một thầy giáo đã nghỉ hưu tại xóm Đường, xã Đại Yên bày tỏ sự ngưỡng mộ khi nghe ông Cao trình bày cả một chuỗi dài chặng đường hoạt động của Bác rất khoa học, logic. Cũng như mọi người trong làng, ông rất kính trọng tình cảm, lòng biết ơn của ông Trần Văn Cao dành cho Bác Hồ.

Từ khi Phòng lưu niệm Bác Hồ của ông Trần Văn Cao hoàn thành, không chỉ người dân trong thôn Đại Phẩm, xã Đại Yên mà rất nhiều người trong huyện Chương Mỹ và những ai biết đến điểm đến ý nghĩa này đều ủng hộ ông.

Bí thư Đảng ủy xã Đại Yên Đặng Tiến Hoàng khẳng định đây là một mô hình ý nghĩa trong công tác giáo dục truyền thống cho các thế hệ, có sự lan tỏa lớn trong Cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Xã Đại Yên đã tổ chức cho các cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể trong xã đến tìm hiểu, tham quan phòng lưu niệm trong thời gian qua.

Không chỉ sưu tập ảnh, trưng bày tại phòng lưu niệm Bác Hồ, sáng tác sử ca về Đảng, Bác Hồ và Cách mạng Việt Nam, ông Trần Văn Cao còn sáng tác nhiều tác phẩm hội họa về chân dung Bác Hồ và những địa danh liên quan đến Bác Hồ: Núi Karl Marx, suối Lenin, quê Bác, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Ông còn mong muốn được đi nói chuyện, tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại những buổi sinh hoạt của các đoàn thể chính trị của các thôn, xã.

Với ông, việc xây dựng Phòng lưu niệm về Bác Hồ hay sáng tác sử ca về Đảng, Bác Hồ và Cách mạng Việt Nam không gì hơn ngoài mục đích giữ lại cho con cháu, dân làng và mọi người những giá trị, hình cảnh cao đẹp về Chủ tịch Hồ Chí Minh./.

Ngày 5/6/1911, từ Bến Nhà Rồng (ảnh), Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 5/6/1911, từ Bến Nhà Rồng (ảnh), Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. (Nguồn: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 5/6/1911, tại cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) quyết tâm ra đi trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville để thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 5/6/1911, tại cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) quyết tâm ra đi trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville để thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Khách sạn Omni Parker ở thành phố Boston, Mỹ. Tại khách sạn này, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trong những năm 1912-1913. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Khách sạn Omni Parker ở thành phố Boston, Mỹ. Tại khách sạn này, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trong những năm 1912-1913. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp ở khách sạn Carlton tại nước Anh, năm 1913. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp ở khách sạn Carlton tại nước Anh, năm 1913. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Khách sạn Carlton ở London (Anh), nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành làm việc trong thời gian sống ở nước Anh năm 1914. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Khách sạn Carlton ở London (Anh), nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành làm việc trong thời gian sống ở nước Anh năm 1914. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Sau một hành trình đầy gian khổ qua nhiều nước như Pháp, Anh, Mỹ… Nguyễn Ái Quốc quay trở lại nước Pháp vào năm 1917 và ở tại ngôi nhà số 6 Villa des Gobelins (quận 13, Paris). Tại đây, Người đã tham gia thành lập Hội những người An Nam yêu nước và trở thành nòng cốt của Hội với tên gọi Nguyễn Ái Quốc. Thời gian này tại Paris cũng là lúc Bác Hồ soạn thảo "Bản yêu sách 8 điểm" của nhân dân An Nam gửi tới lãnh đạo các cường quốc dự Hội nghị Versailles năm 1919. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Sau một hành trình đầy gian khổ qua nhiều nước như Pháp, Anh, Mỹ… Nguyễn Ái Quốc quay trở lại nước Pháp vào năm 1917 và ở tại ngôi nhà số 6 Villa des Gobelins (quận 13, Paris). Tại đây, Người đã tham gia thành lập Hội những người An Nam yêu nước và trở thành nòng cốt của Hội với tên gọi Nguyễn Ái Quốc. Thời gian này tại Paris cũng là lúc Bác Hồ soạn thảo "Bản yêu sách 8 điểm" của nhân dân An Nam gửi tới lãnh đạo các cường quốc dự Hội nghị Versailles năm 1919. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quốc ở Paris (Pháp) năm 1919. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quốc ở Paris (Pháp) năm 1919. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Tháng 7/1920, đồng chí Nguyễn Ái Quốc (tên của Bác Hồ thời gian hoạt động ở Pháp) đã đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lenin đăng trên báo L’Humanité (Nhân đạo) của Đảng Xã hội Pháp. Qua Luận cương, Người đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. Trong ảnh: Ngôi nhà số 9, ngõ Công Poanh (Compoint), nơi ở của Nguyễn Ái Quốc tại Paris trong thời gian hoạt động ở Pháp. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Tháng 7/1920, đồng chí Nguyễn Ái Quốc (tên của Bác Hồ thời gian hoạt động ở Pháp) đã đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lenin đăng trên báo L’Humanité (Nhân đạo) của Đảng Xã hội Pháp. Qua Luận cương, Người đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. Trong ảnh: Ngôi nhà số 9, ngõ Công Poanh (Compoint), nơi ở của Nguyễn Ái Quốc tại Paris trong thời gian hoạt động ở Pháp. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Năm 1921, để tập hợp các lực lượng cùng chí hướng, Nguyễn Ái Quốc cùng một số đồng chí châu Á có mặt ở Paris sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Hội ra tờ báo 'Người cùng khổ' làm cơ quan ngôn luận của Hội. Nguyễn Ái Quốc vừa là chủ bút, vừa là phóng viên, vừa là người biên tập chính. Báo 'Người cùng khổ,' cơ quan ngôn luận của vô sản thuộc địa do Người sáng lập, làm chủ bút kiêm chủ nhiệm, phát hành trong những năm 1922 đến năm 1924, từ Paris kêu gọi và tổ chức các dân tộc bị áp bức vùng lên giải phóng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Năm 1921, để tập hợp các lực lượng cùng chí hướng, Nguyễn Ái Quốc cùng một số đồng chí châu Á có mặt ở Paris sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Hội ra tờ báo 'Người cùng khổ' làm cơ quan ngôn luận của Hội. Nguyễn Ái Quốc vừa là chủ bút, vừa là phóng viên, vừa là người biên tập chính. Báo 'Người cùng khổ,' cơ quan ngôn luận của vô sản thuộc địa do Người sáng lập, làm chủ bút kiêm chủ nhiệm, phát hành trong những năm 1922 đến năm 1924, từ Paris kêu gọi và tổ chức các dân tộc bị áp bức vùng lên giải phóng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc tới Moskva (Nga) để tham gia các hoạt động của Quốc tế Cộng sản. Người sống và làm việc từ cuối năm 1923 đến đầu năm 1924 tại khách sạn Lux - số 10 phố Tverskaya. Khách sạn Lux lúc này là nơi được dành riêng cho cán bộ, lãnh tụ giai cấp công nhân từ khắp nơi đến với Quốc tế Cộng sản. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc tới Moskva (Nga) để tham gia các hoạt động của Quốc tế Cộng sản. Người sống và làm việc từ cuối năm 1923 đến đầu năm 1924 tại khách sạn Lux - số 10 phố Tverskaya. Khách sạn Lux lúc này là nơi được dành riêng cho cán bộ, lãnh tụ giai cấp công nhân từ khắp nơi đến với Quốc tế Cộng sản. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Nguyễn Ái Quốc với nhân dân Moskva (Nga) trên đồi Chim Sẻ, trong thời gian tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (17/6-8/7/1924). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Nguyễn Ái Quốc với nhân dân Moskva (Nga) trên đồi Chim Sẻ, trong thời gian tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (17/6-8/7/1924). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5, họp từ 17/6 - 8/7/1924 ở Moskva, với tư cách là đại biểu của Bộ thuộc địa Đảng Cộng sản Pháp. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5, họp từ 17/6 - 8/7/1924 ở Moskva, với tư cách là đại biểu của Bộ thuộc địa Đảng Cộng sản Pháp. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Thẻ đại biểu cấp cho Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản tại Moskva (Nga), diễn ra từ ngày 17/6 - 8/7/1924. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Thẻ đại biểu cấp cho Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản tại Moskva (Nga), diễn ra từ ngày 17/6 - 8/7/1924. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (người đầu tiên bên trái hàng ngồi) chụp ảnh với một số đại biểu tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản của tại Moskva, Nga từ 17/6 - 8/7/1924. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (người đầu tiên bên trái hàng ngồi) chụp ảnh với một số đại biểu tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản của tại Moskva, Nga từ 17/6 - 8/7/1924. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Thẻ đại biểu tư vấn cấp cho Nguyễn Ái Quốc để tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, tổ chức tại Moskva, Nga, từ ngày 17/6 đến ngày 8/7/1924. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Thẻ đại biểu tư vấn cấp cho Nguyễn Ái Quốc để tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, tổ chức tại Moskva, Nga, từ ngày 17/6 đến ngày 8/7/1924. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Tháng 6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở lớp Huấn luyện chính trị, ra Báo Thanh niên, truyền giảng cho đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam những nội dung cơ bản của học thuyết Marx - Lenin, để chuẩn bị cho sự ra đời một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam. Trong ảnh: Ngôi nhà số 13/1, nay là số 248-250, đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu, Trung Quốc, trụ sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nơi Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam từ năm 1925 - 1927. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Tháng 6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở lớp Huấn luyện chính trị, ra Báo Thanh niên, truyền giảng cho đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam những nội dung cơ bản của học thuyết Marx - Lenin, để chuẩn bị cho sự ra đời một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam. Trong ảnh: Ngôi nhà số 13/1, nay là số 248-250, đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu, Trung Quốc, trụ sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nơi Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam từ năm 1925 - 1927. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Sách "Bản án chế độ thực dân Pháp" của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp trong khoảng những năm 1921 - 1925, đăng tải lần đầu tiên tại Paris (Pháp) trên Báo Imprékor của Quốc tế Cộng sản. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Sách "Bản án chế độ thực dân Pháp" của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp trong khoảng những năm 1921 - 1925, đăng tải lần đầu tiên tại Paris (Pháp) trên Báo Imprékor của Quốc tế Cộng sản. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Năm 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, Trung Quốc và thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 6/1925), mở lớp Huấn luyện chính trị, ra Báo Thanh niên, truyền giảng cho đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam những nội dung cơ bản của học thuyết Marx - Lenin, để chuẩn bị cho sự ra đời một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam. Trong ảnh: Cuốn “Đường Kách mệnh” tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh giảng tại lớp Huấn luyện chính trị các thanh niên yêu nước Việt Nam trong những năm 1925-1927. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Năm 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, Trung Quốc và thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 6/1925), mở lớp Huấn luyện chính trị, ra Báo Thanh niên, truyền giảng cho đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam những nội dung cơ bản của học thuyết Marx - Lenin, để chuẩn bị cho sự ra đời một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam. Trong ảnh: Cuốn “Đường Kách mệnh” tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh giảng tại lớp Huấn luyện chính trị các thanh niên yêu nước Việt Nam trong những năm 1925-1927. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Năm 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, Trung Quốc và thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 6/1925), mở lớp Huấn luyện chính trị, ra Báo Thanh niên, truyền giảng cho đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam những nội dung cơ bản của học thuyết Marx - Lenin, để chuẩn bị cho sự ra đời một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam. Trong ảnh: Cuốn “Đường Kách mệnh” tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh giảng tại lớp Huấn luyện chính trị các thanh niên yêu nước Việt Nam trong những năm 1925-1927. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Năm 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, Trung Quốc và thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 6/1925), mở lớp Huấn luyện chính trị, ra Báo Thanh niên, truyền giảng cho đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam những nội dung cơ bản của học thuyết Marx - Lenin, để chuẩn bị cho sự ra đời một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam. Trong ảnh: Cuốn “Đường Kách mệnh” tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh giảng tại lớp Huấn luyện chính trị các thanh niên yêu nước Việt Nam trong những năm 1925-1927. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Bác Hồ (Thầu Chín) và các đồng chí tại Thái Lan năm 1928. Thầu Chín là bí danh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Xiêm, nay là Vương quốc Thái Lan, trong thời gian 1928-1929. Thầu là tiếng Thái-Lào, để gọi người nhiều tuổi và biểu thị sự tôn kính. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Bác Hồ (Thầu Chín) và các đồng chí tại Thái Lan năm 1928. Thầu Chín là bí danh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Xiêm, nay là Vương quốc Thái Lan, trong thời gian 1928-1929. Thầu là tiếng Thái-Lào, để gọi người nhiều tuổi và biểu thị sự tôn kính. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Từ ngày 6/1 - 7/2/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong (Trung Quốc). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Từ ngày 6/1 - 7/2/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong (Trung Quốc). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngục Victoria ở Hongkong, nơi giam giữ Nguyễn Ái Quốc (khi đó lấy tên là Tống Văn Sơ, ảnh phải) gần 20 tháng (từ ngày 6/6/1931 đến ngày 22/1/1933), trong thời gian Người hoạt động tại đây. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngục Victoria ở Hongkong, nơi giam giữ Nguyễn Ái Quốc (khi đó lấy tên là Tống Văn Sơ, ảnh phải) gần 20 tháng (từ ngày 6/6/1931 đến ngày 22/1/1933), trong thời gian Người hoạt động tại đây. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Tấm thẻ cấp cho Bác Hồ khi tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, được tổ chức từ ngày 25/7 - 21/8/1935 tại Moskva (Liên Xô). Khi ấy Bác có tên Lin. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Tấm thẻ cấp cho Bác Hồ khi tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, được tổ chức từ ngày 25/7 - 21/8/1935 tại Moskva (Liên Xô). Khi ấy Bác có tên Lin. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Nhà của ông Hứa Gia Khởi, làng Nặm Quang (Trung Quốc), nơi Bác Hồ đã ở trong thời gian mở lớp huấn luyện chính trị cho các cán bộ Việt Nam (12/1940). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Nhà của ông Hứa Gia Khởi, làng Nặm Quang (Trung Quốc), nơi Bác Hồ đã ở trong thời gian mở lớp huấn luyện chính trị cho các cán bộ Việt Nam (12/1940). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Lán Khuổi Nậm ở Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nơi họp Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ Tám (tháng 5/1941), quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và thành lập Mặt trận Việt Minh. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Lán Khuổi Nậm ở Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nơi họp Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ Tám (tháng 5/1941), quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và thành lập Mặt trận Việt Minh. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc (1939 - 1945) dưới sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết của Đảng, đứng đầu là Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng với sự đoàn kết hăng hái, chiến đấu ngoan cường và hy sinh to lớn của biết bao đảng viên cộng sản, chiến sĩ và đồng bào yêu nước đã kết thúc thắng lợi bằng cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong ảnh: Ngày 28/1/1941, Bác Hồ từ Trung Quốc về nước và ở tại Pác Bó (Cao Bằng), trực tiếp lãnh đạo cách mạng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc (1939 - 1945) dưới sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết của Đảng, đứng đầu là Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng với sự đoàn kết hăng hái, chiến đấu ngoan cường và hy sinh to lớn của biết bao đảng viên cộng sản, chiến sĩ và đồng bào yêu nước đã kết thúc thắng lợi bằng cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong ảnh: Ngày 28/1/1941, Bác Hồ từ Trung Quốc về nước và ở tại Pác Bó (Cao Bằng), trực tiếp lãnh đạo cách mạng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc (1939 - 1945) dưới sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết của Đảng, đứng đầu là Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng với sự đoàn kết hăng hái, chiến đấu ngoan cường và hy sinh to lớn của biết bao đảng viên cộng sản, chiến sĩ và đồng bào yêu nước đã kết thúc thắng lợi bằng cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong ảnh: Cột mốc 108 - nơi Bác Hồ đặt chân về nước ngày 28/1/1941, trực tiếp lãnh đạo cách mạng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc (1939 - 1945) dưới sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết của Đảng, đứng đầu là Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng với sự đoàn kết hăng hái, chiến đấu ngoan cường và hy sinh to lớn của biết bao đảng viên cộng sản, chiến sĩ và đồng bào yêu nước đã kết thúc thắng lợi bằng cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong ảnh: Cột mốc 108 - nơi Bác Hồ đặt chân về nước ngày 28/1/1941, trực tiếp lãnh đạo cách mạng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Năm 1942, trên đường từ Pắc Bó đến Trùng Khánh để liên lạc với tổ chức chống phát xít Nhật quốc tế, Hồ Chí Minh bị nhà cầm quyền Quốc dân Đảng Trung Hoa bắt trái phép ở Quảng Tây. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Nhật ký trong tù” từ ngày 29/8/1942 đến ngày 10/9/1943 trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ trong các nhà ngục của chúng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Năm 1942, trên đường từ Pắc Bó đến Trùng Khánh để liên lạc với tổ chức chống phát xít Nhật quốc tế, Hồ Chí Minh bị nhà cầm quyền Quốc dân Đảng Trung Hoa bắt trái phép ở Quảng Tây. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Nhật ký trong tù” từ ngày 29/8/1942 đến ngày 10/9/1943 trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ trong các nhà ngục của chúng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Lán Nà Nưa (Tuyên Quang) - nơi Bác Hồ làm việc trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc. Những văn kiện, chỉ thị, các chủ trương kế hoạch đều được Bác khởi thảo từ căn lán này. Tại đây, Bác Hồ đã triệu tập hội nghị cán bộ ngày 4/6/1945, quyết định thống nhất chiến khu thành Khu giải phóng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Quân giải phóng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Lán Nà Nưa (Tuyên Quang) - nơi Bác Hồ làm việc trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc. Những văn kiện, chỉ thị, các chủ trương kế hoạch đều được Bác khởi thảo từ căn lán này. Tại đây, Bác Hồ đã triệu tập hội nghị cán bộ ngày 4/6/1945, quyết định thống nhất chiến khu thành Khu giải phóng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Quân giải phóng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Quần chúng cách mạng và tự vệ chiến đấu chiếm Phủ Khâm sai (Bắc Bộ phủ), ngày 19/8/1945, đánh dấu mốc thành công của Cách mạng Tháng Tám, đánh đổ đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Quần chúng cách mạng và tự vệ chiến đấu chiếm Phủ Khâm sai (Bắc Bộ phủ), ngày 19/8/1945, đánh dấu mốc thành công của Cách mạng Tháng Tám, đánh đổ đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Từ ngày 25 - 30/12/1920, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc ủng hộ Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Từ ngày 25 - 30/12/1920, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc ủng hộ Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục