Các thị trường chứng khoán châu Á phần lớn xanh sàn trong phiên giao dịch ngày 27/6, theo sau đà tăng mạnh đêm trước trên thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu, do các nhà đầu tư nhận định nhịp độ tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ có thể là dấu hiệu để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chưa vội sớm chấm dứt chương trình nới lỏng tiền tệ.
Những lo ngại về tình trạng khan hiếm tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc lắng dịu cũng góp phần hỗ trợ các thị trường chứng khoán khu vực trong phiên này. Đồng USD cùng các thị trường hàng hóa khác cũng theo chân thị trường cổ phiếu hứng khởi đi lên, một phần do hoạt động mua vào lại lấn át.
Xu hướng tăng điểm xuất hiện ngay sau khi thị trường tiếp nhận báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ cho biết Bộ điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong quý 1 năm nay từ mức 2,4% đưa ra trước đó xuống còn 1,8%. Con số này làm dấy lên hy vọng rằng FED có thể sẽ không nhanh chóng kết thúc chương trình mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD hàng tháng đang thực hiện, hay còn được gọi là chương trình nới lỏng định lượng (QE3), để đợi nền kinh tế cho thấy những tín hiệu phục hồi mạnh mẽ hơn.
Michael James, giám đốc phụ trách kinh doanh của Công ty chứng khoán Wedbush Morgan, cho rằng nhà đầu tư bây giờ đã hiểu ra rằng FED chỉ rút QE3 trong trường hợp nền kinh tế Mỹ tiếp tục được cải thiện.
Đây cũng là nguyên nhân chính đẩy chứng khoán Phố Wall đi lên mạnh mẽ trong phiên trước (26/6). Ngoài ra, tiếp sức cho thị trường còn là triển vọng sáng sủa hơn tại châu Âu khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cho hay ngân hàng này sẽ giữ nguyên chính sách nới lỏng tiền tệ hiện hành để hỗ trợ cho nền kinh tế khu vực và "tiếp sức" cho Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Tại Trung Quốc, khó khăn thanh khoản của các ngân hàng nước này - nhân tố dìm chứng khoán thế giới trong "biển máu" ở phiên đầu tuần, đã phần nào được "cởi trói" khi một số ngân hàng quốc doanh lớn được bơm tiền để cải thiện thanh khoản. Động thái này giúp làm dịu đi những lo ngại rằng hoạt động cho vay tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ bị đóng băng và qua đó nền kinh tế bị hủy hoại.
Đóng cửa phiên 27/6, các thị trường chủ chốt trong khu vực đều đồng loạt bao phủ một màu xanh; trong đó Nikkei 225 của Nhật Bản ghi thêm 379,54 điểm (2,96%) lên 13.213,55 điểm; Hang Seng của Hong Kong tiến thêm 101,53 điểm (0,50%) lên 20.440,08 điểm; Seoul, Sydney, Đài Loan tăng lần lượt 2,87%; 1,68% và 1,27%. Riêng Shanghai Composite của Thượng Hải sau khi phần lớn thời gian trong phiên tăng điểm đã đảo chiều giảm nhẹ vào cuối phiên do hoạt động chốt lời gia tăng, mức giảm hầu như không đáng kể, chỉ mất có 1,49 điểm xuống 1.950,01 điểm.
Trước đó đóng cửa phiên 26/6, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm; trong đó Dow Jones Industrial Average bật 149,83 điểm (1,02%) lên 14.910,14 điểm; S&P 500 tăng 15,23 điểm (0,96%) lên 1.603,26 điểm và Nasdaq Composite tăng 28,34 điểm (0,85%) lên 3.376,22 điểm.
Cùng ngày tại châu Âu, các sàn chứng khoán khu vực cũng hòa cùng xu hướng tăng điểm chung khi cả ba chỉ số chính đều chốt ngày ở vùng xanh, với FTSE 100 của Anh tăng 1,04% lên 6.165,48 điểm; DAX 30 của Đức tiến 1,66% lên 7.940,99 điểm và CAC 40 của Pháp vọt 2,09% lên 3.726,04 điểm./.
Những lo ngại về tình trạng khan hiếm tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc lắng dịu cũng góp phần hỗ trợ các thị trường chứng khoán khu vực trong phiên này. Đồng USD cùng các thị trường hàng hóa khác cũng theo chân thị trường cổ phiếu hứng khởi đi lên, một phần do hoạt động mua vào lại lấn át.
Xu hướng tăng điểm xuất hiện ngay sau khi thị trường tiếp nhận báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ cho biết Bộ điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong quý 1 năm nay từ mức 2,4% đưa ra trước đó xuống còn 1,8%. Con số này làm dấy lên hy vọng rằng FED có thể sẽ không nhanh chóng kết thúc chương trình mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD hàng tháng đang thực hiện, hay còn được gọi là chương trình nới lỏng định lượng (QE3), để đợi nền kinh tế cho thấy những tín hiệu phục hồi mạnh mẽ hơn.
Michael James, giám đốc phụ trách kinh doanh của Công ty chứng khoán Wedbush Morgan, cho rằng nhà đầu tư bây giờ đã hiểu ra rằng FED chỉ rút QE3 trong trường hợp nền kinh tế Mỹ tiếp tục được cải thiện.
Đây cũng là nguyên nhân chính đẩy chứng khoán Phố Wall đi lên mạnh mẽ trong phiên trước (26/6). Ngoài ra, tiếp sức cho thị trường còn là triển vọng sáng sủa hơn tại châu Âu khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cho hay ngân hàng này sẽ giữ nguyên chính sách nới lỏng tiền tệ hiện hành để hỗ trợ cho nền kinh tế khu vực và "tiếp sức" cho Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Tại Trung Quốc, khó khăn thanh khoản của các ngân hàng nước này - nhân tố dìm chứng khoán thế giới trong "biển máu" ở phiên đầu tuần, đã phần nào được "cởi trói" khi một số ngân hàng quốc doanh lớn được bơm tiền để cải thiện thanh khoản. Động thái này giúp làm dịu đi những lo ngại rằng hoạt động cho vay tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ bị đóng băng và qua đó nền kinh tế bị hủy hoại.
Đóng cửa phiên 27/6, các thị trường chủ chốt trong khu vực đều đồng loạt bao phủ một màu xanh; trong đó Nikkei 225 của Nhật Bản ghi thêm 379,54 điểm (2,96%) lên 13.213,55 điểm; Hang Seng của Hong Kong tiến thêm 101,53 điểm (0,50%) lên 20.440,08 điểm; Seoul, Sydney, Đài Loan tăng lần lượt 2,87%; 1,68% và 1,27%. Riêng Shanghai Composite của Thượng Hải sau khi phần lớn thời gian trong phiên tăng điểm đã đảo chiều giảm nhẹ vào cuối phiên do hoạt động chốt lời gia tăng, mức giảm hầu như không đáng kể, chỉ mất có 1,49 điểm xuống 1.950,01 điểm.
Trước đó đóng cửa phiên 26/6, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm; trong đó Dow Jones Industrial Average bật 149,83 điểm (1,02%) lên 14.910,14 điểm; S&P 500 tăng 15,23 điểm (0,96%) lên 1.603,26 điểm và Nasdaq Composite tăng 28,34 điểm (0,85%) lên 3.376,22 điểm.
Cùng ngày tại châu Âu, các sàn chứng khoán khu vực cũng hòa cùng xu hướng tăng điểm chung khi cả ba chỉ số chính đều chốt ngày ở vùng xanh, với FTSE 100 của Anh tăng 1,04% lên 6.165,48 điểm; DAX 30 của Đức tiến 1,66% lên 7.940,99 điểm và CAC 40 của Pháp vọt 2,09% lên 3.726,04 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)