Các số liệu chính thức vừa được công bố cho thấy xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ trong nước đang giúp nước Đức chống lại suy thoái.
Tuy nhiên, "mây đen" khủng hoảng đang dần kéo đến nền kinh tế lớn nhất châu Âu khi lòng tin kinh doanh tại Đức bất ngờ giảm mạnh.
Theo Cơ quan thống kê liên bang (Destatis) của Đức, kinh tế nước này đã tăng trưởng 0,5% trong ba tháng đầu năm 2012, với xuất khẩu tăng 1,7% và chi tiêu tiêu dùng tăng 0,4%. Đây được coi là hai bước đệm lớn giúp nâng đỡ nền kinh tế Đức.
Tuy nhiên, cùng thời gian này, Viện kinh tế (Ifo) công bố số liệu cho hay chỉ số lòng tin kinh doanh tại Đức đã giảm từ 109,9 điểm tháng 4/2012 xuống 106,9 điểm trong tháng 5/2012, tháng giảm đầu tiên trong bảy tháng qua và là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2011, do các doanh nghiệp gia tăng lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài trong khu vực.
Để xoa dịu tình hình, Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Roesler đã đưa ra nhận xét rằng mặc dù chỉ số trên giảm ngoài dự kiến, song nhà kinh doanh vẫn tin tưởng vào kinh tế Đức, vì nền kinh tế này vẫn tăng trưởng tốt trong quý đầu năm nay và rõ ràng đang quay lại con đường tăng trưởng.
Ông Roesler nói: "Dù trong thời điểm khó khăn, kinh tế Đức vẫn tăng trưởng và có sức cạnh tranh. Nền kinh tế này tiếp tục là đầu tầu tăng trưởng của châu Âu." Thế nhưng, giới quan sát không cho là như vậy.
Ngày 23/5, Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) cảnh báo rằng đà tăng trưởng đáng ngạc nhiên của kinh tế Đức trong quý 1/2012 không thể kéo dài đến quý tiếp theo. Quan điểm này cũng được nhiều nhà phân tích tán đồng.
Theo chuyên gia Timo Klein thuộc Công ty IHS Global Insight, đà hồi phục của kinh tế Đức đang chịu tác động bởi diễn biến bất lợi mới từ Khu vực đồng euro (Eurozone). Nền kinh tế này có dấu hiệu yếu đi trong quý 2/2012, song chưa thể rơi vào vùng nguy hiểm./.
Tuy nhiên, "mây đen" khủng hoảng đang dần kéo đến nền kinh tế lớn nhất châu Âu khi lòng tin kinh doanh tại Đức bất ngờ giảm mạnh.
Theo Cơ quan thống kê liên bang (Destatis) của Đức, kinh tế nước này đã tăng trưởng 0,5% trong ba tháng đầu năm 2012, với xuất khẩu tăng 1,7% và chi tiêu tiêu dùng tăng 0,4%. Đây được coi là hai bước đệm lớn giúp nâng đỡ nền kinh tế Đức.
Tuy nhiên, cùng thời gian này, Viện kinh tế (Ifo) công bố số liệu cho hay chỉ số lòng tin kinh doanh tại Đức đã giảm từ 109,9 điểm tháng 4/2012 xuống 106,9 điểm trong tháng 5/2012, tháng giảm đầu tiên trong bảy tháng qua và là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2011, do các doanh nghiệp gia tăng lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài trong khu vực.
Để xoa dịu tình hình, Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Roesler đã đưa ra nhận xét rằng mặc dù chỉ số trên giảm ngoài dự kiến, song nhà kinh doanh vẫn tin tưởng vào kinh tế Đức, vì nền kinh tế này vẫn tăng trưởng tốt trong quý đầu năm nay và rõ ràng đang quay lại con đường tăng trưởng.
Ông Roesler nói: "Dù trong thời điểm khó khăn, kinh tế Đức vẫn tăng trưởng và có sức cạnh tranh. Nền kinh tế này tiếp tục là đầu tầu tăng trưởng của châu Âu." Thế nhưng, giới quan sát không cho là như vậy.
Ngày 23/5, Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) cảnh báo rằng đà tăng trưởng đáng ngạc nhiên của kinh tế Đức trong quý 1/2012 không thể kéo dài đến quý tiếp theo. Quan điểm này cũng được nhiều nhà phân tích tán đồng.
Theo chuyên gia Timo Klein thuộc Công ty IHS Global Insight, đà hồi phục của kinh tế Đức đang chịu tác động bởi diễn biến bất lợi mới từ Khu vực đồng euro (Eurozone). Nền kinh tế này có dấu hiệu yếu đi trong quý 2/2012, song chưa thể rơi vào vùng nguy hiểm./.
Trang Nhung (TTXVN)