Ngay sau khi “tân binh” Trí Nam tung ra thị trường 10.000 máy tính bảng thương hiệu Việt BiPad 9 với mức giá tưởng như không thể rẻ hơn (1,98 triệu đồng) vào đầu tháng 3, thị trường lại đón nhận tin vui khi PI Việt Nam rao bán PI E002 chỉ với 1,8 triệu đồng vào cuối tháng.
Nhiều ý kiến cho rằng, điều này báo hiệu một “cuộc chiến” máy tính bảng phân khúc giá rẻ tại Việt Nam bắt đầu.
Lý giải về việc gia nhập thị trường máy tính bảng giá rẻ, Giám đốc Pi Việt Nam, bà Phạm Hồng Tuyên cho phóng viên Vietnam+ biết, một điều tra gần đây đối với sản phẩm máy tính bảng cho thấy, trên 30% người tham gia trả lời sẽ chọn sản phẩm giá dưới 3 triệu đồng.
“Do vậy, có thể thấy phân khúc máy tính bảng giá rẻ chiếm thị phần tương đối cao và sẽ là đích nhắm tới của nhiều nhà cung cấp,” bà Tuyên nói.
Thống kê từ sàn giao dịch thương mại điện tử Chodientu.vn cũng cho thấy, lượng tiêu thụ máy tính giá rẻ chiếm trên 30% tổng lượng máy tính bán ra trên website này.
“Đối tượng của máy tính bảng giá rẻ của Chodientu.vn là học sinh, sinh viên hoặc những người thích trải nghiệm để giải trí, lướt web nhưng còn hạn hẹp về kinh tế,” bà Đào Lan Hương, Phó Tổng giám đốc Công ty PeaceSoft (đơn vị sở hữu Chodientu.vn) nói.
Ông Nguyễn Anh Hoa, Giám đốc kỹ thuật Công ty Trí Nam thì kể, trước khi đơn vị này tung 10.000 BiPad 9 với giá rẻ giật mình, thì phân khúc máy tính bảng giá từ 2-3 triệu chưa xuất hiện trên thị trường.
“BiPad đưa ra chương trình này cũng có tính toán hiệu ứng sẽ có thêm các nhà sản xuất cạnh tranh ở phân khúc này. Và, đối tượng được lợi hơn cả chính là người tiêu dùng,” ông Hoa cho biết
Tuy nhiên, nếu chỉ quá chú trọng vào việc cạnh tranh về giá cả khiến doanh nghiệp quên đi chất lượng sản phẩm, rất có thể những chiếc máy tính bảng này sẽ sớm từ bỏ cuộc chơi, khi mà các hãng công nghệ lớn cũng gia nhập phân khúc này.
Thực tế cho thấy, thị trường công nghệ Việt Nam đã từng chứng kiến việc điện thoại Trung Quốc phân khúc bình dân giá rẻ, thậm chí là một số hãng điện thoại thương hiệu Việt từng có chỗ đứng khá vững trên thị trường. Song, dường như các hãng đã bước vào “thời kỳ chìm” từ khi các hãng điện thoại tên tuổi như Nokia, LG, SamSung ồ ạt gia nhập phân khúc bình dân.
Ông Hoa cho rằng, về mặt công nghệ, có thể sản xuất các máy tính bảng giá rẻ hơn mức 2 triệu đồng. Tuy nhiên máy tính bảng không phải là đồ dùng trong khoảng thời gian ngắn, nếu tiếp tục hạ giá nữa thì chất lượng sẽ ảnh hưởng rõ nét.
Về phía mình, Công ty Trí Nam sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, chế độ hậu mãi chứ không quá chú trọng chạy đua về giá cả. Vào dịp 30/4 tới, BiPad sẽ tung ra phiên bản 3G để phục vụ nhu cầu khách hàng.
PI Việt Nam thì khẳng định “không theo đuổi một cuộc đua giảm giá nào và không xác định ai là đối thủ cạnh tranh của mình.”
“Chúng tôi chỉ quan tâm tới nhu cầu của khách hàng và bằng mọi cách, đem lại sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được các nhu cầu đó. Theo cách này, chúng tôi rất cám ơn các công ty đã, đang và sẽ tham gia vào thị trường máy tính bảng. Họ khiến PI Việt Nam hoàn thiện mình nhiều hơn, trở nên mạnh mẽ hơn và phát triển nhanh hơn. Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp có năng lực tham gia vào lĩnh vực này,” bà Tuyên tự tin.
Lãnh đạo của PI Việt Nam cũng khẳng định luôn theo đuổi thị hiếu của khách hàng, chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh và chính sách hỗ trợ sau bán hàng.
Cụ thể, máy tính bảng của PI Việt Nam được bảo hành 12 tháng, khách hàng có thể đổi máy mới trong vòng 7 ngày nếu máy có trục trặc kỹ thuật. Máy được bảo hành phần mềm trọn đời, cài đặt game và phần mềm miễn phí trong suốt quá trình sử dụng.
Ngoài ra, khi các đời máy được cập nhật lên phiên bản hệ điều hành Android cao hơn thì PI Việt Nam sẽ thong báo trực tiếp đến khách hàng và cài miễn phí. Khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc muốn mua đời máy cao hơn, khách hàng có thể chiết khấu lại máy cho công ty với mức 18%/tháng trong vòng 6 tháng.
Về mặt công nghệ, PI Việt Nam đã tung ra thị trường máy tính bảng N003 với kết nối 3G, Wifi, lắp được sim điện thoại của các hãng với mức giá 3,39 triệu đồng, sử dụng tiếng Việt. Máy cũng hỗ trợ đọc và soạn thảo văn bản bằng các ứng dụng văn phòng như Word, Excel, Powerpoint, PDF với bộ gõ tiếng Việt...
Rõ ràng, với việc các doanh nghiệp tập trung cung cấp máy tính bảng vào phân khúc giá rẻ, thị trường Việt Nam trở nên sôi động và cạnh tranh sẽ quyết liệt. Điều này có lẽ sẽ khiến những “ông lớn” như FPT và sắp tới là Viettel (chuẩn bị tung ra máy tính bảng với giá 200 USD) sẽ phải thay đổi chiến lược khi muốn sản phẩm của mình tiếp cận rộng khắp hơn nữa với người tiêu dùng.
Ở mặt khác, người tiêu dùng Việt sẽ được hưởng lợi, khi các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về giá cả, chất lượng mà còn cả về chế độ sau bán hàng - điều mà tín đồ công nghệ vốn lo ngại bấy lâu nay./.
Nhiều ý kiến cho rằng, điều này báo hiệu một “cuộc chiến” máy tính bảng phân khúc giá rẻ tại Việt Nam bắt đầu.
Lý giải về việc gia nhập thị trường máy tính bảng giá rẻ, Giám đốc Pi Việt Nam, bà Phạm Hồng Tuyên cho phóng viên Vietnam+ biết, một điều tra gần đây đối với sản phẩm máy tính bảng cho thấy, trên 30% người tham gia trả lời sẽ chọn sản phẩm giá dưới 3 triệu đồng.
“Do vậy, có thể thấy phân khúc máy tính bảng giá rẻ chiếm thị phần tương đối cao và sẽ là đích nhắm tới của nhiều nhà cung cấp,” bà Tuyên nói.
Thống kê từ sàn giao dịch thương mại điện tử Chodientu.vn cũng cho thấy, lượng tiêu thụ máy tính giá rẻ chiếm trên 30% tổng lượng máy tính bán ra trên website này.
“Đối tượng của máy tính bảng giá rẻ của Chodientu.vn là học sinh, sinh viên hoặc những người thích trải nghiệm để giải trí, lướt web nhưng còn hạn hẹp về kinh tế,” bà Đào Lan Hương, Phó Tổng giám đốc Công ty PeaceSoft (đơn vị sở hữu Chodientu.vn) nói.
Ông Nguyễn Anh Hoa, Giám đốc kỹ thuật Công ty Trí Nam thì kể, trước khi đơn vị này tung 10.000 BiPad 9 với giá rẻ giật mình, thì phân khúc máy tính bảng giá từ 2-3 triệu chưa xuất hiện trên thị trường.
“BiPad đưa ra chương trình này cũng có tính toán hiệu ứng sẽ có thêm các nhà sản xuất cạnh tranh ở phân khúc này. Và, đối tượng được lợi hơn cả chính là người tiêu dùng,” ông Hoa cho biết
Tuy nhiên, nếu chỉ quá chú trọng vào việc cạnh tranh về giá cả khiến doanh nghiệp quên đi chất lượng sản phẩm, rất có thể những chiếc máy tính bảng này sẽ sớm từ bỏ cuộc chơi, khi mà các hãng công nghệ lớn cũng gia nhập phân khúc này.
Thực tế cho thấy, thị trường công nghệ Việt Nam đã từng chứng kiến việc điện thoại Trung Quốc phân khúc bình dân giá rẻ, thậm chí là một số hãng điện thoại thương hiệu Việt từng có chỗ đứng khá vững trên thị trường. Song, dường như các hãng đã bước vào “thời kỳ chìm” từ khi các hãng điện thoại tên tuổi như Nokia, LG, SamSung ồ ạt gia nhập phân khúc bình dân.
Ông Hoa cho rằng, về mặt công nghệ, có thể sản xuất các máy tính bảng giá rẻ hơn mức 2 triệu đồng. Tuy nhiên máy tính bảng không phải là đồ dùng trong khoảng thời gian ngắn, nếu tiếp tục hạ giá nữa thì chất lượng sẽ ảnh hưởng rõ nét.
Về phía mình, Công ty Trí Nam sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, chế độ hậu mãi chứ không quá chú trọng chạy đua về giá cả. Vào dịp 30/4 tới, BiPad sẽ tung ra phiên bản 3G để phục vụ nhu cầu khách hàng.
PI Việt Nam thì khẳng định “không theo đuổi một cuộc đua giảm giá nào và không xác định ai là đối thủ cạnh tranh của mình.”
“Chúng tôi chỉ quan tâm tới nhu cầu của khách hàng và bằng mọi cách, đem lại sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được các nhu cầu đó. Theo cách này, chúng tôi rất cám ơn các công ty đã, đang và sẽ tham gia vào thị trường máy tính bảng. Họ khiến PI Việt Nam hoàn thiện mình nhiều hơn, trở nên mạnh mẽ hơn và phát triển nhanh hơn. Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp có năng lực tham gia vào lĩnh vực này,” bà Tuyên tự tin.
Lãnh đạo của PI Việt Nam cũng khẳng định luôn theo đuổi thị hiếu của khách hàng, chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh và chính sách hỗ trợ sau bán hàng.
Cụ thể, máy tính bảng của PI Việt Nam được bảo hành 12 tháng, khách hàng có thể đổi máy mới trong vòng 7 ngày nếu máy có trục trặc kỹ thuật. Máy được bảo hành phần mềm trọn đời, cài đặt game và phần mềm miễn phí trong suốt quá trình sử dụng.
Ngoài ra, khi các đời máy được cập nhật lên phiên bản hệ điều hành Android cao hơn thì PI Việt Nam sẽ thong báo trực tiếp đến khách hàng và cài miễn phí. Khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc muốn mua đời máy cao hơn, khách hàng có thể chiết khấu lại máy cho công ty với mức 18%/tháng trong vòng 6 tháng.
Về mặt công nghệ, PI Việt Nam đã tung ra thị trường máy tính bảng N003 với kết nối 3G, Wifi, lắp được sim điện thoại của các hãng với mức giá 3,39 triệu đồng, sử dụng tiếng Việt. Máy cũng hỗ trợ đọc và soạn thảo văn bản bằng các ứng dụng văn phòng như Word, Excel, Powerpoint, PDF với bộ gõ tiếng Việt...
Rõ ràng, với việc các doanh nghiệp tập trung cung cấp máy tính bảng vào phân khúc giá rẻ, thị trường Việt Nam trở nên sôi động và cạnh tranh sẽ quyết liệt. Điều này có lẽ sẽ khiến những “ông lớn” như FPT và sắp tới là Viettel (chuẩn bị tung ra máy tính bảng với giá 200 USD) sẽ phải thay đổi chiến lược khi muốn sản phẩm của mình tiếp cận rộng khắp hơn nữa với người tiêu dùng.
Ở mặt khác, người tiêu dùng Việt sẽ được hưởng lợi, khi các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về giá cả, chất lượng mà còn cả về chế độ sau bán hàng - điều mà tín đồ công nghệ vốn lo ngại bấy lâu nay./.
Trung Hiền (Vietnam+)