Các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Michigan vừa phát hiện ra mối liên hệ giữa các bà mẹ bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai với nồng độ hormone căng thẳng cao hơn ở các trẻ sơ sinh khi được sinh ra, cũng như các khác biệt khác về thần kinh và hành vi ứng xử.
Kết quả nghiên cứu trên được đăng trên tạp chí khoa học Infant Behavior and Development số ra tháng 12/2010.
Trong thí nghiệm nghiên cứu, các nhà khoa học đã xem xét mối liên hệ giữa sự căng thẳng ở bà mẹ và sự phát triển hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh vốn kiểm soát các phản ứng căng thẳng của cơ thể cũng như tâm trạng và cảm xúc khác.
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm đối với 154 bà mẹ đang mang thai - những người ở độ tuổi từ 20 trở lên, không bị các bệnh kinh niên hoặc các bệnh khác ảnh hưởng đến nghiên cứu, không bị nghiện bất cứ chất gì, không bị rối loạn về ăn uống hoặc các vấn đề khác.
Các triệu chứng trầm cảm của các bà mẹ được đánh giá vào tuần mang thai thứ 28, 32 và 37 và được đánh giá lại vào lúc sinh con. Từ mức điểm đưa ra, các nhà khoa học chia các bà mẹ thành ba nhóm trầm cảm ở mức độ cao, trung bình và thấp.
Trong khi đó, các mẫu máu được lấy từ dây rốn của trẻ sơ sinh lúc mới được sinh ra để đo nồng độ các hormone adrenocorticotropic (ACTH) và cortisol. Khi được hai tuần, các trẻ sơ sinh được đánh giá về hành vi ứng xử của hệ thần kinh như phản ứng đối với sự kích thích, các kỹ năng vận động hay phản ứng với sự căng thẳng.Kết quả đã cho thấy những điều khẳng định ở trên.
Trước đây, một số nghiên cứu trên động vật và dịch tễ học đã cho thấy người mẹ bị trầm cảm khi mang thai dễ gây căng thẳng cho thai nhi. Các nghiên cứu khẳng định khi đang chán nản, cơ thể sẽ tạo ra một số hóa chất khá độc hại, các hormone gây căng thẳng cho em bé.
Không có nghiên cứu nào cho thấy căng thẳng có thể gây xảy thai nhưng nó lại tác động lâu dài đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu bị trầm cảm nặng, cần điều trị sớm để giảm thiểu bất cứ nguy cơ gì dù là nhỏ nhất cho em bé của mình. Và trái với lo lắng của nhiều bà mẹ, việc điều trị có thể không nguy hại đến em bé bằng việc căn bệnh tác động đến em bé./.
Kết quả nghiên cứu trên được đăng trên tạp chí khoa học Infant Behavior and Development số ra tháng 12/2010.
Trong thí nghiệm nghiên cứu, các nhà khoa học đã xem xét mối liên hệ giữa sự căng thẳng ở bà mẹ và sự phát triển hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh vốn kiểm soát các phản ứng căng thẳng của cơ thể cũng như tâm trạng và cảm xúc khác.
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm đối với 154 bà mẹ đang mang thai - những người ở độ tuổi từ 20 trở lên, không bị các bệnh kinh niên hoặc các bệnh khác ảnh hưởng đến nghiên cứu, không bị nghiện bất cứ chất gì, không bị rối loạn về ăn uống hoặc các vấn đề khác.
Các triệu chứng trầm cảm của các bà mẹ được đánh giá vào tuần mang thai thứ 28, 32 và 37 và được đánh giá lại vào lúc sinh con. Từ mức điểm đưa ra, các nhà khoa học chia các bà mẹ thành ba nhóm trầm cảm ở mức độ cao, trung bình và thấp.
Trong khi đó, các mẫu máu được lấy từ dây rốn của trẻ sơ sinh lúc mới được sinh ra để đo nồng độ các hormone adrenocorticotropic (ACTH) và cortisol. Khi được hai tuần, các trẻ sơ sinh được đánh giá về hành vi ứng xử của hệ thần kinh như phản ứng đối với sự kích thích, các kỹ năng vận động hay phản ứng với sự căng thẳng.Kết quả đã cho thấy những điều khẳng định ở trên.
Trước đây, một số nghiên cứu trên động vật và dịch tễ học đã cho thấy người mẹ bị trầm cảm khi mang thai dễ gây căng thẳng cho thai nhi. Các nghiên cứu khẳng định khi đang chán nản, cơ thể sẽ tạo ra một số hóa chất khá độc hại, các hormone gây căng thẳng cho em bé.
Không có nghiên cứu nào cho thấy căng thẳng có thể gây xảy thai nhưng nó lại tác động lâu dài đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu bị trầm cảm nặng, cần điều trị sớm để giảm thiểu bất cứ nguy cơ gì dù là nhỏ nhất cho em bé của mình. Và trái với lo lắng của nhiều bà mẹ, việc điều trị có thể không nguy hại đến em bé bằng việc căn bệnh tác động đến em bé./.
Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)