Bao nhiêu người sẽ mất việc vì trí tuệ nhân tạo?

Một báo cáo gần đây của Viện Toàn cầu McKinsey ước tính rằng phụ thuộc vào mức độ phát triển của từng quốc gia, những tiến bộ trong lĩnh vực tự động hóa sẽ buộc 3-14% người lao động trên toàn thế giới phải thay đổi nghề nghiệp hoặc phải nâng cấp tay nghề vào năm 2030.

Hiện tại, đã có khoảng 10% các loại nghề nghiệp ở châu Âu biến mất kể từ năm 1990 trong thời gian diễn ra làn sóng thay đổi đầu tiên về công nghệ dựa vào những công việc cố định lặp đi lặp lại. Và với những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), thứ đang tác động lên một loạt rộng lớn loại hình công việc, tỷ lệ trên có thể sẽ tăng gấp đôi trong những năm tới đây.

Hai chuyên gia Christopher Pissarides, đoạt giải Nobel về Kinh tế, hiện là Giáo sư Kinh tế Trường Kinh tế London và Jacques Bughin, giám đốc Viện Toàn cầu McKinsey và là sáng lập viên công ty McKinsey & Company, cho rằng các chính phủ sẽ cần phải xem xét lại các chính sách nhằm hỗ trợ thu nhập và thay đổi nghề nghiệp cho những người lao động bị mất công ăn việc làm.

Bản dịch bài viết “Chủ động tham gia kỷ nguyên tự động hóa mới” của hai tác giả này được đăng tải trên VietnamPlus, thông qua dự án Project Syndicate.

Kể từ khi những công nhân dệt đầu thế kỷ 19 đập phá những khung cửi cơ khí – những thứ đe dọa kế sinh nhai của họ, các cuộc tranh cãi xung quanh vấn đề tự động hóa đã làm nổi lên những kịch bản u ám về tương lai của công ăn việc làm ngành dệt.

Trước một kỷ nguyên tự động hóa mới, chúng ta nên lo ngại về tương lai của các ngành nghề khác như thế nào?

Một báo cáo gần đây của Viện Toàn cầu McKinsey ước tính rằng phụ thuộc vào mức độ phát triển của từng quốc gia, những tiến bộ trong lĩnh vực tự động hóa sẽ buộc 3-14% người lao động trên toàn thế giới phải thay đổi nghề nghiệp hoặc phải nâng cấp tay nghề vào năm 2030. Hiện tại, đã có khoảng 10% các loại nghề nghiệp ở châu Âu biến mất kể từ năm 1990 trong thời gian diễn ra làn sóng thay đổi đầu tiên về công nghệ dựa vào những công việc cố định lặp đi lặp lại.

Và với những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), thứ đang tác động lên một loạt rộng lớn loại hình công việc, tỷ lệ trên có thể sẽ tăng gấp đôi trong những năm tới đây.

(Nguồn: Wallup)
(Nguồn: Wallup)

Về mặt lịch sử, việc phải thay đổi công ăn việc làm đã diễn ra cùng với những làn sóng công nghiệp, trước tiên là việc thay đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang chế tạo, tiếp đó là thay đổi từ chế tạo sang dịch vụ. Tuy nhiên, xuyên suốt những quá trình thay đổi đó, những thành quả thu được từ việc tăng năng suất đã được tái đầu tư để tạo ra những sáng kiến mới, những công ăn việc làm mới và các ngành công nghiệp mới, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi mà các công ăn việc làm cũ ít hiệu quả hơn được thay thế bằng những nghề nghiệp tiên tiến hơn.

Ví dụ, động cơ đốt trong đã loại bỏ hoàn toàn xe ngựa kéo, đồng thời làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới, từ nghề buôn bán ôtô tới kinh doanh motel. Vào những năm 1980, máy tính ra đời đã loại bỏ những người làm nghề đánh máy, đồng thời tạo ra một loạt những nghề mới, từ nghề làm đại diện tại các trung tâm chăm sóc khách hàng qua điện thoại tới các chuyên gia phát triển phần mềm.

Một hệ thống AI đã vượt qua các chuyên gia X-quang về khả năng phát hiện bệnh viêm phổi

Do những lợi ích bao trùm về kinh tế và xã hội của những công nghệ mới có khuynh hướng ít được người ta chú ý hơn so với vấn đề mất công ăn việc làm, nên ở đây cần lưu ý rằng những công nghệ tự động hóa cũng cho thấy khả năng cải thiện đời sống con người. Tháng 11 năm ngoái, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Stanford đã chứng minh rằng một hệ thống AI đã vượt qua các chuyên gia X-quang về khả năng phát hiện bệnh viêm phổi.

Trong kỷ nguyên mà việc tăng năng suất bị trì trệ và số dân trong tuổi lao động suy giảm tại Trung Quốc, Đức và nhiều nới khác, thì việc tự động hóa có thể đem lại một sự thúc đẩy kinh tế hết sức cần thiết. Năng suất cao hơn hàm ý tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, chi tiêu cho tiêu dùng nhiều hơn, nhu cầu đối lao động tăng lên và như vậy sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn.

Tuy nhiên, bất cứ cuộc thảo luận nào về tự động hóa dựa trên AI cũng đều phải tính đến những điều lo ngại của công chúng. Thậm chí, khi nhiều ngành nghề mới có khả năng sẽ thay thế cho những ngành nghề bị mất do tự động hóa, vấn đề lương bổng có thể sẽ cần thời gian để có thể theo kịp thực tế là năng suất lao động đã tăng lên.

Vào đầu thế kỷ 19, lương bổng không thay đổi trong gần 50 năm trước khi được tăng trở lại. Đó có thể là một tình hình cực đoan. Tuy nhiên, đối với những người lao động có tay nghề thấp, những thay đổi đang diễn ra hiện nay có thể là một điều đau lòng. Trước những lo ngại về tình trạng bất bình đẳng đang tăng lên, các chính phủ sẽ cần phải xem xét lại các chính sách nhằm hỗ trợ thu nhập và thay đổi nghề nghiệp cho những người lao động bị mất công ăn việc làm.

Robot gắn buồng lái vào một chiếc xe Mercedes-Benz S-Class trên dây chuyền lắp ráp tại Nhà máy sản xuất ôtô Mercedes-Benz, có trụ sở tại Stuttgart, Đức. (Nguồn: AFP)
Robot gắn buồng lái vào một chiếc xe Mercedes-Benz S-Class trên dây chuyền lắp ráp tại Nhà máy sản xuất ôtô Mercedes-Benz, có trụ sở tại Stuttgart, Đức. (Nguồn: AFP)

Trước mắt, các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp nên ghi nhớ 5 điều cấp bách sau đây.

Thứ nhất, không được do dự trong việc phải theo đuổi AI và tự động hóa ngay lập tức. Cho dù điều này có thể làm chậm lại tốc độ thay đổi, việc nhượng bộ trước lo ngại này sẽ là một sai lầm. Do những tác động của cạnh tranh toàn cầu, việc tìm cách ngăn cản sự phổ biến của công nghệ trong một lĩnh vực nào đó đơn thuần sẽ làm giảm sự thịnh vượng nói chung mà thôi. Trên thực tế, chúng tôi ước tính gần đây rằng các nền kinh tế châu Âu có thể mất 0,5% tăng trưởng GDP hằng năm nếu các nền kinh tế này không bắt kịp các láng giềng của họ trong việc áp dụng AI.

Thứ hai là trang bị cho người lao động những kỹ năng cần thiết. Những cuộc tranh luận về tương lai công việc thường bỏ qua câu hỏi là thị trường lao động sẽ tiến triển như thế nào và liệu nó sẽ cải thiện hay làm tăng tình trạng thiếu tương xứng về kỹ năng nghề nghiệp là vấn đề hiện đang tỏ ra gay gắt ở các nước phát triển. Theo một nghiên cứu gần đây của tổ chức OECD, có tới 1/3 số người lao động trong các nền kinh tế phát triển hoặc chưa được sử dụng hết hoặc không có khả năng giải quyết những đòi hỏi của công việc.

Có tới 1/3 số người lao động trong các nền kinh tế phát triển hoặc chưa được sử dụng hết hoặc không có khả năng giải quyết những đòi hỏi của công việc

Những công ăn việc làm của tương lai sẽ đòi hỏi không chỉ những kỹ năng mang tính nhận thức hơn, mà còn cả những kỹ năng mang tính chất sáng tạo và xã hội hơn, như nghề coaching (khai vấn) chẳng hạn. Chúng tôi ước tính rằng, nếu không nâng cấp các bộ kỹ năng nghề nghiệp của người lao động, tình trạng mất cân xứng hiện nay có thể tăng gấp đôi một cách gay gắt trong vòng 10 năm tới, dẫn đến tình trạng mất năng suất nặng nề và mức độ bất bình đẳng cao hơn.

Việc nâng cấp kỹ năng nghề nghiệp trên quy mô lớn sẽ đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các bậc cha mẹ, chính phủ, chủ doanh nghiệp, và người lao động, với trọng tâm nhằm vào những cá nhân có tay nghề thấp. Điều không may là trong hai thập niên qua, chi tiêu công vào các thị trường lao động, tính tương quan với GDP, đã giảm 0,5% ở Mỹ, và giảm hơn 3% ở Canada, Đức, và các nước thuộc bán đảo Scandinavia.

Robot Pepper của hãng Softbank Robotics trưng bày tại Triển lãm CES ở Las Vegas, Mỹ ngày 11/1. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Robot Pepper của hãng Softbank Robotics trưng bày tại Triển lãm CES ở Las Vegas, Mỹ ngày 11/1. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Thứ ba là tập trung vào những cơ hội tương tự như những thủ thuật tạo ra những cơn đau đẻ. Không giống như ngành robot công nghiệp cũ, những công nghệ mới có thể giao tiếp một cách an toàn và hiệu quả với con người, còn con người đôi lúc cần phải được đào tạo do họ sẽ ngày càng phải làm việc liên tục với các thuật toán và máy móc. Chẳng hạn, việc hành nghề của một bác sỹ sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ bởi các thuật toán trong lĩnh vực chẩn đoán bệnh. Các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp nên tìm cách tối đa hóa kiểu bổ sung kiến thức tay nghề này trên tất cả các lĩnh vực.

Thứ tư, các doanh nghiệp sẽ cần phải đổi mới và tận dụng những cơ hội mới trên thị trường theo kịp với tốc độ thay thế ngành nghề. Ví dụ, trong làn sóng robotics đầu tiên, những quốc gia như Đức và Thụy Điển đã thay thế những công việc trong lĩnh vực ôtô bằng việc sử dụng những robot CAD (thiết kế với sự trợ giúp của máy tính); nhưng đồng thời họ cũng kéo những công việc khác từ châu Á trở về nước, và thậm chí còn tạo ra những công việc mới ở cuối chuỗi dây truyền sản xuất trong lĩnh vực điện tử.

Tương tự như vậy, AI sẽ đem lại muôn vàn cơ hội cho việc đổi mới và cơ hội tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Bằng việc nhanh chóng chớp lấy những cơ hội này, chúng ta có thể đảm bảo một quá trình chuyển đổi suôn sẻ từ những công việc cũ sang mới.

Phải đầu tư những gì thu được từ việc tăng năng suất nhờ AI  vào nhiều lĩnh vực kinh tế

Cuối cùng, điều mang tính cấp bách là chúng ta phải đầu tư những gì thu được từ việc tăng năng suất nhờ AI vào nhiều lĩnh vực kinh tế. Việc tái đầu tư như vậy là lý do chủ yếu giải thích tại sao sự thay đổi về công nghệ đã làm lợi cho công ăn việc làm trong quá khứ như thế nào. Nhưng nếu không có được một hệ sinh thái AI địa phương hùng mạnh, những lợi ích thu được từ việc năng suất tăng lên sẽ không thể tái đầu tư theo cách tăng việc chi tiêu và giúp làm tăng nhu cầu về lao động.

Các nhà hoạch định chính sách phải đảm bảo rằng cần phải có những chính sách khuyến khích mạnh mẽ cho việc tái đầu tư như vậy.

Trước đây, tự động hóa giống như thứ đã giết chết công ăn việc làm. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng những lợi ích nó mang lại vượt qua những phá hoại tiềm tàng của nó, những bên tham gia thuộc lĩnh vực công và tư cần phải thực hiện vai trò lãnh đạo chung mạnh mẽ và giữ cho 5 điều cấp bách nói trên luôn nằm ở đầu chương trình nghị sự cho kỷ nguyên tự động hóa hiện nay./.

(Nguồn: iManage)
(Nguồn: iManage)

Người dịch: Nguyễn Văn Lập