1010 năm Thăng Long-Hà Nội

collage-1602120430-55.png

Nếu bạn là một người con Hà Nội, lưu lạc nhiều năm rồi mới quay trở lại thăm quê hương, thì hẳn bạn sẽ ngỡ ngàng với diện mạo của “thành phố trong sông,” nhất là trong dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long-Hà Nội, 66 năm giải phóng thủ đô.

Bởi Hà Nội đang thay đổi từng ngày, theo hướng “to đẹp hơn, đàng hoàng hơn,” với những cụm công trình giao thông hiện đại, xứng tầm của một đô thị lớn trong thế kỷ 21.

Hãy cùng phóng viên VietnamPlus điểm lại những công trình trọng điểm được gắn biển mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, để thấy được sau 10 năm, những công trình ấy đã đóng góp ra sao vào sự phát triển của thủ đô cũng như của đất nước.

Cầu Vĩnh Tuy

Cầu Vĩnh Tuy được xây dựng trên địa bàn 2 quận Long Biên và Hai Bà Trưng, khởi công ngày 3/2/2005 và được khánh thành vào ngày 26/9/2010.

Công trình được thành phố Hà Nội gắn biển công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu thứ năm bắc qua sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội, được hoàn thành và đưa vào sử dụng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu thứ năm bắc qua sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội, được hoàn thành và đưa vào sử dụng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư gần 3.600 tỷ đồng được huy động từ nguồn vốn ngân sách. Cầu dài 5,8km gồm cầu vượt sông, đường hai đầu cầu và các nút giao khác mức. Trong đó phần cầu vượt sông Hồng dài 3,7km, mặt cắt ngang giai đoạn 1 là 19,2m.

Cầu có kết cấu bê-tông cốt thép và bê-tông cốt thép dự ứng lực, phần cầu chính vượt sông có kết cấu dầm đúc hẫng gồm tám nhịp dài 990m. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cầu có kết cấu bê-tông cốt thép và bê-tông cốt thép dự ứng lực, phần cầu chính vượt sông có kết cấu dầm đúc hẫng gồm tám nhịp dài 990m. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cầu được thiết kế có 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe hỗn hợp (giai đoạn I). Bảo đảm lưu lượng vận tải khoảng 35.000 lượt xe/ngày đêm vào thời điểm khánh thành năm 2010. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cầu được thiết kế có 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe hỗn hợp (giai đoạn I). Bảo đảm lưu lượng vận tải khoảng 35.000 lượt xe/ngày đêm vào thời điểm khánh thành năm 2010. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng và đạt kỉ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam (135m so với cầu Thanh Trì là 130m). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng và đạt kỉ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam (135m so với cầu Thanh Trì là 130m). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Cầu Thanh Trì

Cầu Thanh Trì được khởi công xây dựng ngày 30/11/2002 và ngày 2/2/2007 được thông xe hạng mục cầu chính. Đến ngày 9/10/2010 khánh thành toàn bộ phần cầu vượt cạn Pháp Vân kết nối cầu Thanh trì.

Dự án cầu Thanh Trì có tổng vốn đầu tư 5.700 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay tín dụng ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Công trình có điểm đầu tại Pháp Vân (Quốc lộ 1A) và điểm cuối tại thị trấn Sài Đồng, Gia Lâm (giao cắt Quốc lộ 5) với tổng chiều dài 12,8km; trong đó chiều dài cầu chính vượt sông (gói thầu số 1) dài 3.084m, rộng 33,1m.

Mỗi ngày, lượng phương tiện giao thông lưu thông trên cầu rất lớn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi ngày, lượng phương tiện giao thông lưu thông trên cầu rất lớn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau 10 năm, cây cầu vẫn là một trong những tuyến đường huyết mạch của Thủ đô góp phần làm giảm ùn tắc giao thông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau 10 năm, cây cầu vẫn là một trong những tuyến đường huyết mạch của Thủ đô góp phần làm giảm ùn tắc giao thông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cầu Thanh Trì được đưa vào sử dụng sẽ giải tỏa sức ép giao thông đang đè nặng lên cầu Chương Dương, Hà Nội, đồng thời phân bổ và giảm bớt đáng kể lưu lượng xe qua nội thành. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cầu Thanh Trì được đưa vào sử dụng sẽ giải tỏa sức ép giao thông đang đè nặng lên cầu Chương Dương, Hà Nội, đồng thời phân bổ và giảm bớt đáng kể lưu lượng xe qua nội thành. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đại lộ Thăng Long

Đây là một trong những con đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam, góp phần phát triển đô thị và kinh tế cho Hà Nội và tạo đà phát triển kinh tế cho cả vùng Tây Bắc, Việt Bắc của Tổ quốc. Đại lộ Thăng Long là Công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

Thông xe từ năm 2010, Đại lộ Thăng Long là tuyến đường cao tốc thuộc chuỗi đô thị Xuân Mai-Miếu Môn-Hòa Lạc-Sơn Tây và là trục hướng tâm nối liền trung tâm Hà Nội, từ hồ Tây, qua các trục đường Văn Cao, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, nối với tuyến đường bộ xuyên Việt: Đường Hồ Chí Minh để gắn với chuỗi đô thị phía Tây và Sơn Tây-Ba Vì, từ đó kết nối với các tỉnh Việt Bắc như: Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái...
Thông xe từ năm 2010, Đại lộ Thăng Long là tuyến đường cao tốc thuộc chuỗi đô thị Xuân Mai-Miếu Môn-Hòa Lạc-Sơn Tây và là trục hướng tâm nối liền trung tâm Hà Nội, từ hồ Tây, qua các trục đường Văn Cao, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, nối với tuyến đường bộ xuyên Việt: Đường Hồ Chí Minh để gắn với chuỗi đô thị phía Tây và Sơn Tây-Ba Vì, từ đó kết nối với các tỉnh Việt Bắc như: Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái…
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đại lộ Thăng Long được khởi công vào tháng 3/2005, khánh thành ngày 3/10/2010 với chiều dài toàn tuyến lên tới 29,2km.

Điểm đầu là Km1+800 (giao cắt giữa vành đai 3 Hà Nội với đường Láng-Hòa Lạc tại nút giao Trung Hòa) và điểm cuối là nút giao Hòa Lạc Km31+064 (giao cắt với Quốc lộ 21-đường Hồ Chí Minh), tổng mức đầu tư dự án là 7.527 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương là 1.840 tỷ đồng và nguồn vốn của thành phố Hà Nội là 5.687 tỷ đồng.

Chiều rộng tuyến đường là 140m bao gồm hai dải đường cao tốc riêng biệt quy mô 6 làn xe (rộng 16,25m); hai dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5m; dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20m; hai dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chiều rộng tuyến đường là 140m bao gồm hai dải đường cao tốc riêng biệt quy mô 6 làn xe (rộng 16,25m); hai dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5m; dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20m; hai dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị… (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trên tuyến đường có 51 cầu vượt sông, vượt nút giao, 3 nút giao liên thông hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. Tuyến đường được thiết kế đạt tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trên tuyến đường có 51 cầu vượt sông, vượt nút giao, 3 nút giao liên thông hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. Tuyến đường được thiết kế đạt tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau 10 năm, tuyến đường đã có thêm hầm chui nút giao Trung Hoà nằm tại điểm đầu Đại lộ Thăng Long giúp các phương tiện dễ dàng lưu thông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau 10 năm, tuyến đường đã có thêm hầm chui nút giao Trung Hoà nằm tại điểm đầu Đại lộ Thăng Long giúp các phương tiện dễ dàng lưu thông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Dự án đường vành đai 3 trên cao

Vào năm 2009 đường vành đai 3, đoạn Mai Dịch đến Linh Đàm-Pháp Vân (giai đoạn 1) được hoàn thành và đưa vào khai thác. Tổng chiều dài toàn tuyến là 10,2km. Điểm đầu dự án từ Km18+850 (ngã tư Mai Dịch), điểm cuối dự án tại Km30+040 (điểm đầu của dự án cầu Thanh Trì) với tổng mức đầu tư là 2.201 tỷ đồng.

(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Dự án đường vành đai 3, đoạn Mai Dịch-Bắc hồ Linh Đàm (giai đoạn 2) được khởi công xây dựng bắt đầu từ tháng 6/2010 với tổng chiều dài khoảng 8,9km bao gồm 385m đường dẫn và 8,52km cầu cạn chạy suốt. Dự án có vốn đầu tư 5.547 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ODA thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và chia thành 3 gói thầu xây lắp chính gồm đoạn Mai Dịch-Trung Hoà (Km19+620 -Km23+195), đoạn Trung Hoà-Thanh Xuân (Km23+195-Km25+265), Đoạn Thanh Xuân-Bắc hồ Linh Đàm (Km25+265-Km28+532).

Sáng 21/10/2012 công trình trong điểm đường vành đai 3 trên cao Hà Nội đã chính thức thông xe. Công trình có vai trò rất quan trọng trong hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội và các khu vực phụ cận, vừa phục vụ giao thông nội đô, giao thông liên vùng của thành phố và kết nối các đầu mối đường bộ như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, đường cao tốc Pháp Vân-Ninh Bình, đường cao tốc Láng-Hoà Lạc, đường cao tốc Thăng Long-Nội Bài và tương lai gần là đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội-Quảng Ninh với Thủ đô.

Dự án đường vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch-Nam Thăng Long có tổng mức đầu tư 5.343 tỷ đồng được động thổ ngày 6/1/2018 và thông xe vào ngày 10/10/2020. Dự án có quy mô đường cao tốc 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100Km/giờ (đoạn cuối tuyến châm chước vận tốc 80Km/giờ). Chiều dài cầu và đường dẫn 5,3Km (riêng cầu cạn dài 4,8Km).

(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau 10 năm, vành đai ba đã trở thành một trong những tuyến đường huyết mạch của Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau 10 năm, vành đai ba đã trở thành một trong những tuyến đường huyết mạch của Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa

Nay là đường Xã Đàn

Được khởi công từ năm 2005 và hoàn thành vào năm 2010. Tổng chiều dài toàn tuyến là 550m, gồm 2 làn đường, mỗi làn có chiều rộng 16m. Đường Kim Liên–Ô Chợ Dừa (nay là đường Xã Đàn) có tổng mức đầu tư là 642 tỷ đồng, tương đương hơn 1,16 tỷ đồng mỗi mét. Thời điểm khánh thành, đây được coi là con đường “đắt nhất hành tinh.”

Đường Kim Liên-Ô Chợ Dừa là một đoạn đường nằm trong tổng thể tuyến đường vành đai 1 của Thủ đô. Đường vành đai 1 là tuyến đường bộ đô thị vòng tròn của Hà Nội. Đây là đường vành đai đầu tiên của thủ đô, được xây dựng từ thời Pháp thuộc (thời Pháp gọi là Route circulaire). Là trục giao thông chính nối phía Đông vời phía Tây của thành phố, vành đai 1 đi qua các quận: Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ.

Được mệnh danh là một trong những con đường vành đai tỷ đô ở vùng lõi Hà Nội, toàn tuyến vành đai 1 có tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng. Vành đai 1 bắt đầu từ cầu Nhật Tân-Nghi Tàm-Trần Quang Khải-Nguyễn Khoái-Trần Khát Chân-Đại Cồ Việt-Xã Đàn-La Thành-Bưởi-Lạc Long Quân-cầu Nhật Tân (điểm cuối, khép kin đường vành đai 1).

Con đường bây giờ đã có tên mới là đường Xã Đàn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Con đường bây giờ đã có tên mới là đường Xã Đàn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đường vành đai 1 là con đường vành đai đầu tiên của Hà Nội, có ý nghĩa chiến lược trong việc cải thiện hạ tầng giao thông cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đường vành đai 1 là con đường vành đai đầu tiên của Hà Nội, có ý nghĩa chiến lược trong việc cải thiện hạ tầng giao thông cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau 10 năm, tuyến đường vành đai 1 cơ bản đã hoàn thiện và trở thành một trong những trục xương sống về giao thông của Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau 10 năm, tuyến đường vành đai 1 cơ bản đã hoàn thiện và trở thành một trong những trục xương sống về giao thông của Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)