Mega Story
Minh Sơn 19/04/2023 15:42

Với bàn tay khéo léo và tài hoa của nghệ nhân Đặng Văn Hậu, những nghệ sỹ hát tuồng cùng sân khấu đầy màu sắc được hiện lên dưới hình hài của con giống bột hay còn gọi là tò he, một nét văn hóa dân gian truyền thống Việt Nam.

b97baf06df45001b5954.jpg

Với bàn tay khéo léo và tài hoa của nghệ nhân Đặng Văn Hậu, những nghệ sỹ hát tuồng cùng sân khấu đầy màu sắc được hiện lên dưới hình hài của con giống bột hay còn gọi là tò he, một nét văn hóa dân gian truyền thống Việt Nam.

1.jpg
Tò he là đồ chơi dân gian và cũng là sản phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo, đa sắc màu. Tuồng hay hát bội là một trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam có bề dày lịch sử phát triển lâu đời. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
2.jpg
Nghệ nhân Đặng Văn Hậu (thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã khéo léo kết hợp hai loại hình này với nhau để tạo nên một sân khấu tuồng đầy sống động. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
3.jpg
Mô hình sân khấu tuồng bằng gỗ có kích thước chiều cao 50cm, dài 90cm và rộng 70cm. Bộ mô hình bằng tò he được anh Hậu nặn với kích thước chiều cao 12-13cm. Điểm đặc biệt là anh Hậu nặn từng nhân vật phỏng theo đúng với vóc dáng, khuôn mặt của các nghệ sỹ hóa thân vào. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
4.jpg
Anh Hậu cho biết, thời điểm dịch COVID-19 cách đây 3 năm anh đã có ý tưởng làm những bộ sưu tập bằng con giống bột (hay còn gọi là: tò he) về văn hóa truyền thống Việt Nam. Anh Hậu đã nặn những bộ như chiếu chèo, hát quan họ hay những nhân vật lịch sử như Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu,... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
5.jpg
Anh Hậu cũng bắt đầu tìm tòi làm về hát tuồng. Tuy nhiên khi tìm hiểu trên mạng, anh Hậu lại thấy những hình ảnh lại mờ và không rõ nét, các họa tiết không đầy đủ nên anh phải gác lại ý tưởng này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
6.jpg
Đến đầu năm 2023, Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa có triển lãm về hát tuồng bên Hàn Quốc. Trung tâm này có ý tưởng sẽ kể một câu chuyện hát bội bằng tò he, một lọai hình di sản kể một loại hình di sản khác. Sau đó Trung tâm đã tìm đến anh Hậu để hiện thực hóa ý tưởng này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
7.jpg
Khi được ngỏ lời thực hiện, anh Hậu nhìn thấy đúng chủ đề mình từng lên ý tưởng nên đã chấp nhận làm bộ mô hình có một không hai này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
8.jpg
Khi bắt đầu vào làm, anh Hậu đã tham khảo thêm Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách lịch sử về tuồng. Cùng với đó anh Hậu cũng mất một khoảng thời gian dài để đọc và tìm hiểu những video, trích đoạn về tuồng để lấy được thần thái của từng nhân vật. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
9.jpg
Anh Hậu cho biết, đỉnh cao của việc nặn tò he là không làm các nhân vật bằng nhau. Cùng một vở tuồng, anh sẽ nặn mỗi nhân vật gầy, béo, cao, thấp khác nhau thể hiện đúng như người thật để hoạt cảnh sinh động. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
10.jpg
Điều anh Hậu ưng ý nhất với bộ sưu tập này là mỗi nhân vật được thể hiện trang phục, sắc thái, nét mặt khác nhau. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
11.jpg
Anh Hậu cũng tiết lộ, năm 2017 anh đã khôi phục được kỹ thuật làm con giống bột khác nhau của Phú Xuyên, Đồng Xuân và Phố Khách. Chính điều đó đã khiến tay nghề của anh nâng cao và kết hợp những kỹ thuật tinh túy nhất của từng loại hình con giống đó để làm ra bộ hát tuồng này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
12.jpg
"Khó khăn nhất là thể hiện nét mặt nhân vật vì tò he rất bé, khuôn mặt bằng đốt ngón tay mà phải làm sao thể hiện được từng chi tiết nhỏ nhất trong đó. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao," anh Hậu chia sẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
13.jpg
Nhân vật Đổng Trác được anh Hậu làm ra có tròng mắt trợn lên thể hiện sự hài hước, vừa thể hiện tính cách phản diện của nhân vật đó. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
14.jpg
Anh Hậu chia sẻ, mỗi nhân vật được tạo hình mất một ngày vì vừa mất công vừa nghiên cứu nhân vật cùng với đó lại vừa tập trung làm trang phục, khuôn mặt. Mỗi nhân vật sẽ được "đo ni đóng giày" từng chút một để có được thần thái cũng như trang phục phù hợp nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
15.1.jpg
Để làm rèm sân khấu, anh Hậu đã nhờ đến một nghệ nhân thêu để vừa thiết kế vừa hiện thực hóa ý tưởng. Mất khoảng 3 ngày, các tấm rèm sân khấu được làm xong và ráp với khung sân khấu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
15.jpg
Đây cũng là lần đầu tiên anh Hậu "thử sức" làm một bộ sưu tập bằng tò he khó như thế này. Anh Hậu chia sẻ, bộ tuồng khó nhất vẽ nét mặt, trang phục cũng chi tiết hơn rất nhiều. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
16.jpg
Nguyên liệu bột để nặn tò he được anh Hậu sáng chế ra từ năm 2014, nếu được bảo quản tốt, những con giống bột này có thể giữ được cả chục năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
17.jpg
Điểm độc đáo của bộ sưu tập này không chỉ là các nhân vật. Anh Hậu còn dựng thành một câu chuyện, một sân khấu thu nhỏ khiến câu chuyện về hát tuồng trở nên sinh động. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
18.jpg
Trong thời gian tới, anh Hậu sẽ làm thêm những nhân vật tuồng cho đủ bộ sưu tập. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
19.jpg
Chung Vô Diệm, một trong những nhân vật lâu nhất mà anh Hậu làm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
20.jpg
Anh Hậu cho biết, thông qua những bộ sưu tập bằng tò he này anh muốn giới thiệu các nét văn hóa truyền thống dân gian như nghệ thuật làm tò he, nghệ thuật hát tuồng đến với công chúng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
21.jpg
Thông qua con tò he và nghệ thuật hát tuồng, anh Hậu cũng muốn truyền tải thông điệp văn hóa và lịch sử. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo (Vietnam+)
Copy Link

(0) Bình luận
© Bản quyền thuộc về VietnamPlus, TTXVN.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tái hiện sân khấu Tuồng trong thế giới tò he kỳ ảo