Thụy Điển

thuydien3-1536309014-86.jpg

Mọi quyền lực công đều bắt nguồn từ người dân – đây là nền tảng của hệ thống chính phủ Thụy Điển. Năm 2018 đánh dấu mốc quá trình dân chủ hóa đầy đủ bắt đầu ở Thụy Điển tròn 100 năm. Ngày 9/9/2018 cũng là ngày diễn ra cuộc tổng tuyển cử ở Thụy Điển.

Nhân dịp này, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, ngài Pereric Högberg, đã có bài viết chia sẻ về hành trình của một quốc gia nhỏ bước ra thế giới.

Sau đây là nội dung bài viết:

Tôi muốn bắt đầu bài viết này với những quan sát của cá nhân mình. Tôi sinh năm 1967. Lớn lên ở Thụy Điển trong những năm đầu đời, tôi đã được tận mắt chứng kiến những thay đổi và phát triển tích cực mà một số những đổi thay này vẫn còn tác động đến hôm nay và truyền cảm hứng cho tôi để đảm nhận công việc của một nhà ngoại giao đại diện cho Thụy Điển.

Bên cạnh các đại sứ chính thức cho Thụy Điển như tôi, đất nước chúng tôi còn có rất nhiều các đại sứ không chính thức trên toàn thế giới, những người giúp kết nối Thụy Điển trên vi toàn cầu và đưa ra những minh chứng về tiềm năng của xã hội Thụy Điển.

Đại sứ Thụy Điển trong buổi lễ công bố cuộc thi toàn quốc ”Sáng tạo như người Thụy Điển” tháng 8/2018 tại Hà Nội. (Ảnh Trần Việt/TTXVN)
Đại sứ Thụy Điển trong buổi lễ công bố cuộc thi toàn quốc ”Sáng tạo như người Thụy Điển” tháng 8/2018 tại Hà Nội. (Ảnh Trần Việt/TTXVN)

Björn Borg, ngôi sao quần vợt từ những năm tuổi teen trong thập kỷ 70 của thế kỷ 20, là một tay vợt vừa cừ khôi và sáng tạo với những cú trái uy lực bằng cả hai tay.

Borg giữ vị trí tay vợt số một thế giới trong nhiều năm và được coi là một trong những vận động viên vĩ đại nhất trong lịch sử thể thao. Từ năm 1974 đến năm 1981, ông trở thành người đầu tiên trong kỷ nguyên các giải mở rộng giành đến 11 cúp vô định đơn ở các giải Grand Slam, bao gồm 6 cúp ở giải Pháp mở rộng và 5 cúp vô định liên tiếp tại giải Wimbledon.

Ông cũng giành được ba chức vô địch trong giải diễn ra cuối các năm dành cho các tay vợt mạnh nhất và 15 giải Grand Prix Super Series. Nhìn chung, Borg đã lập nhiều kỷ lục mà tới nay chưa ai phá được.

ABBA cũng vậy, từ năm 1972 đến năm 1983, ban nhạc này đã “gây bão” trong thế giới âm nhạc. Hơn 380 triệu album và đĩa đơn đã được bán kể từ khi ban nhạc tạo bước đột phá trong cuộc thi âm nhạc châu Âu năm 1974. Tôi cũng muốn chia sẻ thêm, đây là nhóm nhạc đầu tiên của một quốc gia không nói tiếng Anh có thành công liên tục trong các bảng xếp hạng âm nhạc của các quốc gia nói tiếng Anh như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, Australia…

Dù ABBA đã ngưng biểu diễn từ bốn thập kỷ trước, ban nhạc bốn người vẫn là một hiện tượng toàn cầu với nhiều bài hát hiện vẫn phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có bài “Happy New Year” ở tại Việt Nam.

Bài hát ‘Happy New Year’ nổi tiếng của ban nhạc ABBA.

Borg và ABBA đã giúp Thụy Điển nổi bật tên bản đồ thế giới, tạo nền tảng vững chắc cho rất nhiều phát minh và sáng tạo mà các bạn đã quen thuộc như Bluetooth, Skype và Spotify.

Đọc đến đây, bạn sẽ băn khoăn làm thế nào mà một đất nước với dân số nhỏ chỉ vỏn vẹn 10 triệu người như Thụy Điển lại có thể trở thành một quốc gia có tầm ảnh hưởng toàn cầu và dẫn đầu thế giới trong quần vợt, âm nhạc cũng như nhiều lĩnh vực khác và được xem là một mô hình để nhiều quốc gia học tập.

Có thể bạn chưa biết rằng cho đến những năm khoảng giữa thế kỷ XIX, Thụy Điển là một trong những nước nghèo nhất châu Âu với khoảng 70% dân số làm nông nghiệp, chủ yếu là trong điều kiện nghèo nàn, hạn chế. Chỉ một thế kỷ sau, Thụy Điển đã trở thành một trong những quốc gia thịnh vượng nhất, công nghiệp hóa nhất và sáng tạo nhất trên thế giới.

Ngày nay, Thụy Điển là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sự đổi mới, minh bạch, bình đẳng, hạnh phúc, công nghệ thông tin, kết nối Internet và tỷ lệ tham nhũng thấp… Đây là một sự thay đổi ấn tượng. Các ngôi sao Thụy Điển ngày nay như Zlatan Ibrahimovic cho thấy Thụy Điển đang nổi lên như một quốc gia dân túy và cởi mở như thế nào.

Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ với các bạn về sự cởi mở trong xã hội Thụy Điển có thể đặt nền tảng cho những phát triển tích cực như thế nào thông qua lăng kính của cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào cuối tuần này, ngày 9/9/2018.

Phòng họp của Quốc hội Thụy Điển. (Nguồn: Imagebank.sweden.se)
Phòng họp của Quốc hội Thụy Điển. (Nguồn: Imagebank.sweden.se)

Quốc hội – cơ quan đại diện của người dân

Yếu tố cơ bản của một xã hội cởi mở, dân chủ khả năng của chúng tôi trong việc lựa chọn những người sẽ đại diện cho mình trong quốc hội thông qua lá phiếu trong cuộc tổng tuyển cử. Bầu cử là được coi là quyền và nghĩa vụ quan trọng đối với chúng tôi bởi vì chính thông qua các cuộc bầu cử mà công chúng có thể có tiếng nói tác động đến nền chính trị.

Từ năm 1970, Quốc hội Thụy Điển chỉ có một viện với 349 đại biểu. Ở Thụy Điển, cuộc tổng tuyển cử được tổ chức bốn năm một lần. Tất cả công dân Thụy Điển từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bỏ phiếu. Khoảng 7,3 triệu người từ 18 tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2018 và do đó sẽ quyết định các đảng nào sẽ đại diện cho mình trong Quốc hội Thụy Điển, cũng như các hội đồng cấp hạt và thành phố.

Khoảng 7,3 triệu người từ 18 tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2018

Tại Thụy Điển, các lá phiếu trong bầu cử được bảo mật. Điều này có nghĩa là bạn không bắt buộc phải nói với bất kỳ ai bạn đã bỏ phiếu cho bên nào. Các quan chức tại các trạm bỏ phiếu nhận được phiếu bầu của bạn cũng không có cách để tìm ra liệu bạn đã bỏ phiếu cho đảng nào.

Mặc dù việc bỏ phiếu hay không phụ thuộc hoàn toàn vào các công dân, số lượng cử tri ở Thụy Điển nói chung là cao, chiếm khoảng 85-90% dân số, như đã thấy trong các cuộc bầu cử gần đây.

Công dân không phải người Thụy Điển cũng có quyền bỏ phiếu tại các cuộc bầu cử hội đồng hạt và thành phố họ đã sống ở Thụy Điển ít nhất ba năm trước tính đến ngày bầu cử. Việc tỷ lệ cử tri đi bầu cao cũng cho thấy có niềm tin của người dân vào các chính trị gia và nền dân chủ. Khi bạn tham gia bỏ phiếu, cơ hội sẽ tăng lên cho cho những ứng cử viên, những người có cùng suy nghi và chia sẻ quan điểm của bạn có điều kiện tham gia điều hành đất nước.

Khoảng 7,3 triệu người từ 18 tuổi trở lên có quyền  bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2018 tại Thụy Điển. (Nguồn: imagebank.sweden.se)
Khoảng 7,3 triệu người từ 18 tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2018 tại Thụy Điển. (Nguồn: imagebank.sweden.se)

Có một số khác biệt giữa các nhóm khác nhau trong các cuộc bầu cử trước đây. Ví dụ, trong cuộc bầu cử năm 2014, những người có thu nhập thấp và trình độ học vấn thấp thường ít đi bỏ phiếu hơn so với những người có thu nhập cao và có trình độ học vấn cao hơn. Số tỷ lệ cử tri là thanh niên cũng thấp hơn so với những người lớn tuổi. Những người sinh ra ở nước ngoài cũng không thể hiện sự quan tâm giống như những người trong nước. Và thời gian của bạn sống càng dài tại Thụy Điển cũng tỷ lệ thuận với sự quan tâm, tham gia của bạn trong việc bầu cử.

Để ứng cử trở thành đại biểu Quốc hội, bạn cần phải là công dân Thụy Điển và từ 18 tuổi trở lên. Số ghế trong Quốc hội được phân phối giữa các đảng phái (chứ không phải theo cá nhân) theo tỷ lệ phiếu bầu gộp chung trong cả nước.

Có một quy tắc quan trọng cần lưu ý: để có được đại diện trong quốc hội, một đảng phải giành được ít nhất 4% phiếu bầu phổ thông trên toàn quốc. Mục đích của quy tắc này là ngăn cản các đảng quá nhỏ tham gia chính trường. Số lượng các đảng có đại diện trong quốc hội đã có sự thay đổi liên tục và trong những thập kỷ gần đây, tăng từ bốn lên tám đảng có đại diện tại quốc hội.

Để có được đại diện trong Quốc hội Thụy Điển, một đảng phải giành được ít nhất 4% phiếu bầu phổ thông trên toàn quốc

Cấp hạt và cấp thành phố

Thụy Điển có ba cấp hành chính công: quốc gia, khu vực và địa phương. Ngoài việc bỏ phiếu tại quốc hội Thụy Điển, người dân ở Thụy Điển cũng sẽ bỏ phiếu cho đại diện của họ tại hội đồng hội đồng hạt và hội đồng thành phố vào ngày 9/9. Cử tri bỏ phiếu cho đảng và có thể, cùng một lúc, bỏ phiếu cho một trong các ứng viên được liệt kê trong phiếu bầu. Tất nhiên, bạn có thể bầu cho các đảng khác nhau trong các cuộc bầu cử các cấp khác nhau.

Cấp khu vực

Ở cấp độ khu vực, Thụy Điển được chia thành 20 hạt. Hội đồng hạt có trách nhiệm giám sát các nhiệm vụ như chăm sóc sức khỏe và có quyền thu thuế thu nhập.

Cấp địa phương

Ở cấp địa phương, Thụy Điển được chia thành 290 đô thị, mỗi thành phố có một hội đồng hoặc hội đồng điều hành được bầu. Các hội đồng này chịu trách nhiệm cho hàng loạt các về đề như cơ sở vật chất và các dịch vụ bao gồm nhà ở, đường sá, cấp nước và xử lý nước thải, trường học, phúc lợi công cộng, chăm sóc người già và chăm sóc trẻ em. Họ có nghĩa vụ pháp lý để cung cấp một số dịch vụ cơ bản nhất định. Các hội đồng cũng có quyền thu thuế thu nhập đối với cá nhân và cũng có thể tính phí cho các dịch vụ khác nhau.

Khoảng một nửa thành viên Chính phủ Thụy Điển là phụ nữ. (Nguồn: Website Chính phủ Thụy Điển)
Khoảng một nửa thành viên Chính phủ Thụy Điển là phụ nữ. (Nguồn: Website Chính phủ Thụy Điển)

Đề cử thủ tướng

Quốc hội được bầu sau đó sẽ đề cử một thủ tướng, người được giao nhiệm vụ thành lập chính phủ. Để được chấp thuận, ứng cử viên phải nhận sự ủng hộ từ đa số các đại biểu quốc hội. Thông thường vì không có đảng nào có hơn 50% số ghế trong quốc hội, điều này có nghĩa là các Đảng phải đàm phán để liên minh và hội đủ số phiếu cần thiết trong quốc hội. Đối với cuộc bầu cử năm nay, đây sẽ là một chủ đề mang tính thời sự về việc đảng phái nào sẽ liên minh với nhau.

Thủ tướng sẽ đích thân lựa chọn các vị bộ trưởng để hình thành nội các chính phủ và quyết định ai sẽ đảm nhận cương vị bộ trưởng bộ nào. Chính phủ điều hành đất nước nhưng chịu trách nhiệm trước quốc hội.

Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ

Quốc hội đưa ra quyết định và chính phủ thực hiện chúng. Chính phủ cũng đệ trình các đề xuất về các điều luật mới hoặc sửa đổi các bộ luật để đệ trình lên quốc hội phê chuẩn.

Bình đẳng giới và những tiến bộ của phụ nữ

Trong những thập kỷ gần đây, phụ nữ Thụy Điển đã có những bước tiến lớn trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực chính trị.

Kể từ khi phụ nữ được trao quyền bầu cử lần đầu tiên vào năm 1918, đã có những sự tiến bộ liên tục trong bình đẳng ở Thụy Điển. Chẳn hạn cuộc bầu quốc hội năm 1994 được coi là lịch sử với một bước đột phá quan trọng đối với phụ nữ trong nền chính trị Thụy Điển. Các đại biểu nữ giành được 142 hoặc 41% trong tổng số 349 ghế trong quốc hội. Phụ nữ cũng đạt được kết quả khích lệ trong các cuộc bầu cử cấp địa phương.

Không nhiều quốc hội trên thế giới có tỷ lệ phụ nữ cao như vậy. Trong nội các hiện nay do Đảng dân chủ xã hội của Thủ tướng Stefan Löfven đứng đầu trong nhiệm kỳ 2014-2018, số lượng các bộ trưởng nữ và nam là cân bằng, với 11 trong số 22 bộ trưởng là nữ giới. Các bộ trưởng nữ đứng đầu các bộ quan trọng như ngoại giao, tài chính, thương mại, lao động, y tế và môi trường.

Ở nơi làm việc, Luật Cơ hội Bình đẳng – luật bình đẳng giữa nam và nữ của Thụy Điển bao gồm các điều khoản yêu cầu người sử dụng lao động áp dụng các biện pháp tích cực để thúc đẩy bình đẳng giới, ví dụ về thuế và thu nhập. Luật cũng nghiêm cấm việc phân biệt đối xử liên quan đến giới ở nơi làm việc. Những thiết chế đảm bảm giới chủ bảo vệ các người lao động của họ khỏi quấy rối tình dục và cho phép cả lao động nam và nữ được trả lương và đóng góp các trách nhiệm một cách bình đẳng.

Tôn trọng sự cởi mở

Sự cởi mở và minh bạch là những cấu phần quan trọng của nền dân chủ Thụy Điển. Mọi công dân đều có quyền tự do tìm kiếm thông tin, tổ chức các cuộc tuần hành, tham gia các đảng chính trị và thực hành tín ngưỡng của họ.

Vào ngày Chủ nhật tới đây, người Thụy Điển một lần nữa sẽ chọn ai sẽ đại diện cho họ và hình thành một chính phủ mới ở Thụy Điển trong nhiệm kỳ bốn năm tới. Truyền thống dân chủ cởi mở sẽ là chìa khóa để hiểu mô hình Thụy Điển và những thành công của Thụy Điển./.

Người dân tham gia một lễ hội ở Thụy Điển. (Nguồn: imagebank.sweden.se)
Người dân tham gia một lễ hội ở Thụy Điển. (Nguồn: imagebank.sweden.se)