Trách nhiệm đối thoại ngăn ngừa xung đột

shangrilad-1559525881-32.jpg

Diễn ra trong bối cảnh châu Á-Thái Bình Dương đang tiếp tục đối mặt với một loạt các thách thức nghiêm trọng, đặc biệt sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng trở nên quyết liệt, Đối thoại Shangri-La lần thứ 18 (SLD 18) bế mạc ngày 2/6 tiếp tục cho thấy đây là diễn đàn an ninh quan trọng hàng đầu của khu vực.

Vẫn còn đó những quan điểm khác biệt, thậm chí bất đồng gay gắt, nhưng đại biểu các nước tại đối thoại đều có chung nhận thức phải tăng cường hợp tác, thúc đẩy đối thoại một cách chân thành.

Vẫn còn đó những quan điểm khác biệt, thậm chí bất đồng gay gắt, nhưng đại biểu các nước tại đối thoại đều có chung nhận thức phải tăng cường hợp tác, thúc đẩy đối thoại một cách chân thành và thực chất để tạo môi trường hòa bình, giúp giải quyết cạnh tranh và ngăn ngừa xung đột.

Châu Á-Thái Bình Dương với sự phát triển năng động của mình trong những năm gần đây sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho tất cả các nước, cả trong và ngoài khu vực. Viễn cảnh tươi sáng, nhưng đi kèm với nó là những hệ lụy đe dọa đến hòa bình và ổn định tại khu vực do sự tương tác, cạnh tranh, thậm chí tranh chấp thiếu công bằng giữa các bên liên quan tạo ra.

Một loạt các thách thức an ninh đang hiện hữu, thậm chí ngày càng căng thẳng hơn như sự mất tương quan lực lượng, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, vũ khí hạt nhân, chủ nghĩa khủng bố và an ninh mạng…

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Đối thoại Shangri-La 18. (Ảnh: Xuân Vịnh/Phóng viên TTXVN tại Singapore)
Toàn cảnh phiên thảo luận tại Đối thoại Shangri-La 18. (Ảnh: Xuân Vịnh/Phóng viên TTXVN tại Singapore)

Thực tế các mối quan hệ quốc tế của thế giới hiện đại cho thấy phát triển luôn đi đôi với cạnh tranh hay cạnh tranh để phát triển đã trở thành quy luật tất yếu. Tuy nhiên, cạnh tranh phải diễn ra một cách lành mạnh, trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau mới thực sự tạo ra động lực để phát triển.

Ngược lại, tất cả các hoạt động cạnh tranh thiếu công bằng, dựa trên thế mạnh của bản thân hoặc bất chấp luật pháp quốc tế sẽ chỉ làm gia tăng các thách thức an ninh, đe dọa sự ổn định, hòa bình và phát triển của tất cả các khu vực trên thế giới.

Trong thế kỷ XXI này, châu Á-Thái Bình Dương đang được coi là trọng tâm địa-chính trị, địa-kinh tế, an ninh quan trọng hàng đầu thế giới, đồng thời trở cũng chính là địa bàn cạnh tranh chiến lược của hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc.

Hơn 600 đại biểu từ gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tập trung thảo luận, đưa ra lập trường và quan điểm của mình về mối quan hệ giữa các nước lớn cùng sự tác động đến an ninh khu vực.

Khi cả Mỹ và Trung Quốc đều xác định đây là khu vực lợi ích chiến lược quan trọng của mình, hai bên cũng biến châu Á-Thái Bình Dương trở thành “đấu trường” tranh chấp gay gắt về quyền lực, vị thế địa-chính trị và kinh tế-thương mại. Đây cũng là cuộc cạnh tranh giữa một siêu cường đang tại vị là Mỹ với một cường quốc ngày càng trỗi dậy thách thức vị trí số 1 của Washington, là Trung Quốc. Nói cách khác, Mỹ và Trung Quốc coi nhau là đối thủ chiến lược chính cạnh tranh sức mạnh và vị thế trên trường quốc tế.

Trong bối cảnh đó, hơn 600 đại biểu từ gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tập trung thảo luận, đưa ra lập trường và quan điểm của mình về mối quan hệ giữa các nước lớn cùng sự tác động đến an ninh khu vực, biện pháp quản lý cạnh tranh, phối hợp giải quyết tranh chấp và ngăn ngừa xung đột.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan gặp song phương Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa bên lề Đối thoại Shangri-La 18. (Nguồn: Reuters)
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan gặp song phương Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa bên lề Đối thoại Shangri-La 18. (Nguồn: Reuters)

Đặc biệt, đây cũng là lần đầu tiên trong vòng 8 năm trở lại đây, cả Mỹ và Trung Quốc đều cử quan chức quốc phòng cấp cao nhất của mình đến dự. Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đều đăng đàn tại SLD năm nay.

Quan hệ Mỹ-Trung Quốc tác động và ảnh hưởng rất lớn đối với trật tự thế giới nói chung, cũng như hòa bình và ổn định tại châu khu vực Á-Thái Bình Dương nói riêng.

Mỹ, Trung Quốc đã tận dụng Đối thoại Shangri-La để thẳng thắn trình bày lập trường quan điểm của mình trong từng vấn đề cụ thể, thậm chí cả những ý kiến phản bác và phê phán nhau gay gắt.

Mặc dù về tổng thể vẫn ổn định, nhưng gần đây mối quan hệ này luôn trong trạng thái căng thẳng xung quanh các vấn đề tranh chấp kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ cùng việc thể hiện vai trò, ảnh hưởng và sự can thiệp của các bên đối với từng khu vực.

Có thể thấy cả hai bên đã tận dụng Đối thoại Shangri-La để thẳng thắn trình bày lập trường quan điểm của mình trong từng vấn đề cụ thể, thậm chí cả những ý kiến phản bác và phê phán nhau gay gắt, nhất là trong các nội dung liên quan đến tình hình Biển Đông, diễn biến an ninh bán đảo Triều Tiên và vấn đề Đài Loan.

Tuy nhiên, các bên đều thừa nhận tầm quan trọng của hợp tác, không thể bỏ qua hợp tác và mong muốn tăng cường hợp tác để cùng thúc đẩy xây dựng lòng tin, giải quyết các tranh chấp. Đây không chỉ là chủ trương của riêng hai nước Mỹ-Trung, mà còn là mong muốn của tất cả các nước khác trong khu vực.

Một mối quan hệ ổn định, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ đóng góp rất nhiều cho hòa bình, phát triển và phồn vinh cho toàn khu vực.

Ngược lại, nếu tiếp tục kéo dài tình trạng mất lòng tin, cạnh tranh thiếu lành mạnh, hoặc bất chấp các nguyên tắc và luật lệ, căng thẳng giữa hai nước Mỹ-Trung hoàn toàn có thể phát triển thành xung đột, thậm chí là cuộc chiến một mất một còn, gây thảm họa cho môi trường an ninh khu vực, cũng như chính bản thân các nước này.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch phát biểu tại phiên thảo luận. (Ảnh: Xuân Vịnh/TTXVN).
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch phát biểu tại phiên thảo luận. (Ảnh: Xuân Vịnh/TTXVN).

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, lợi ích của các bên đan xen và gắn kết với nhau chặt chẽ như hiện hay, tranh chấp giữa các nước là thực tiễn khách quan không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các bên liên quan phải làm như thế nào để giải quyết các tranh chấp đó trong không khí hòa bình, trên tinh thần đối tác và đúng với trách nhiệm của mình đối với cộng đồng mới là điều quan trọng.

Đây chính là thông điệp của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đưa ra tromg bài phát biểu được hoan nghênh và đánh giá cao tại phiên toàn thể thứ năm với chủ đề “Ngăn ngừa xung đột tại các lĩnh vực có cạnh tranh” trong khuôn khổ SLD 18.

Tranh chấp giữa các bên hiện nay đang mặc nhiên tồn tại và rất đa dạng, liên quan đến tất cả các lĩnh vực như chủ quyền lãnh thổ, thể chế chính trị, vai trò ảnh hưởng, lợi ích kinh tế và khoa học công nghệ… Theo đó, việc quản lý và giải quyết tranh chấp giữa các bên cũng sẽ không hề đơn giản, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ.

Các nước, nhất là các nước lớn, cần ứng xử và hành động có trách nhiệm ngăn ngừa xung đột, trách cách hành xử thiếu trách nhiệm, đơn phương dẫn tới những hậu quả không thể kiểm soát.

Tuy nhiên, mặc dù vô cùng khó khăn, nhưng nếu các bên liên quan, bất kể nước lớn hay nước nhỏ đều thực sự coi nhau là đối tác, tiến hành đối thoại, hợp tác một cách chân thành và thực chất trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng quyền lợi chính đáng của nhau và cùng vì mục đích duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực sẽ từng bước thu hẹp được được sự khác biệt, tiến tới thống nhất được biện pháp xử lý tranh chấp.

Nói cách khác, các nước, nhất là các nước lớn, cần ứng xử và hành động có trách nhiệm ngăn ngừa xung đột, trách cách hành xử thiếu trách nhiệm, đơn phương dẫn tới những hậu quả không thể kiểm soát.

Đối thoại chân thành, thực chất sẽ giúp ngăn ngừa xung đột. Đối thoại để đi đến thống nhất vì một mục đích chung, mặc dù trong quá trình này tất yếu sẽ nảy sinh các quan điểm khác biệt và bất đồng.

Trên tinh thần đó, SLD 18 đã khép lại với sự thành công tốt đẹp, tiếp tục khẳng định vai trò của mình với tư cách là diễn đàn an ninh quan trọng hàng đầu khu vực./.