Vì sao Chủ nghĩa tư bản thị trường-tự do đang bộc lộ hạn chế

Tranh cãi về mô hình kinh tế nào thực sự phát huy hiệu quả lại được hâm nóng trên chính trường quốc tế, khi mà chủ nghĩa tư bản thị trường tự do đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Những hình mẫu về thị trường tự do như Mỹ lại đang thể hiện những con số bất ổn, trong khi ở chiều ngược lại, Cuba đạt được những tiến bộ không ngờ về chăm sóc con người.

Vấn đề này sẽ được tác giả Ngaire Woods, Trưởng Khoa Quản lý nhà nước Blavatnik và là người Sáng lập Chương trình Quản lý Kinh tế Toàn cầu thuộc Đại học Oxford, lý giải sâu hơn bài viết “Lập luận phản bác Chủ nghĩa tư bản thị trường-tự do.” Bản dịch bài viết được đăng tải độc quyền trên VietnamPlus, thông qua dự án Project Syndicate.

Chủ nghĩa tư bản thị trường tự do hiện đang bị lôi ra luận tội. Tại nước Anh, thủ lĩnh Công Đảng Jeremy Corbyn tố cáo chủ nghĩa tân tự do là thủ phạm gây ra tình trạng vô gia cư, đẩy trẻ em vào tình trạng nghèo đói, và làm lương bổng sụt giảm xuống dưới mức đủ để tồn tại.

Đáp lại những tố cáo trên, Thủ tướng theo đường lối Bảo thủ Theresa May dẫn lại tiềm năng to lớn của một nền kinh tế thị trường-tự do mở, đầy sáng tạo. Những “tranh cãi qua lại” tương tự như vậy đang diễn ra trên khắp thế giới.

Chỉ mới 1/4 thế kỷ trước, cuộc tranh cãi về các hệ thống kinh tế – giữa một bên là chủ nghĩa xã hội do nhà nước quản lý hay nền dân chủ và một bên chủ nghĩa tư bản tự do, dường như đã được giải quyết. Với sự sụp đổ của Liên Xô, vụ tranh cãi này đã được khép lại – hay dường như vậy.

Kể từ đó, sự nổi lên của Trung Quốc lại làm người ta có ấn tượng sai lầm về quan điểm cho rằng một chiến lược do nhà nước nắm vai trò chủ đạo sẽ luôn luôn dẫn đến thất bại. Và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã lộ rõ những hiểm họa của những thị trường không được điều chỉnh đầy đủ.

Vào năm 2017, một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới (Ethiopia, Uzbekistan, Nepal, Ấn Độ, Tanzania, Djibouti, Lào, Campuchia, Myanmar, và Philippines) có nền kinh tế tự do. Và nhiều trong số những nền kinh tế thị trường tự do này đang phải gánh chịu tốc độ tăng trưởng suy giảm và tình trạng bất bình đẳng gia tăng mạnh mẽ.

Công nhân làm việc tại một khu vực mà trên cửa có hình ảnh  của Thủ lĩnh Công Đảng Jeremy Corbyn và Thủ tướng Anh Theresa May.(Nguồn: Reuters)
Công nhân làm việc tại một khu vực mà trên cửa có hình ảnh của Thủ lĩnh Công Đảng Jeremy Corbyn và Thủ tướng Anh Theresa May.(Nguồn: Reuters)

Trong bối cảnh đó, một số chính trị gia giờ đây không còn lên tiếng bảo vệ chủ nghĩa tư bản thị trường tự do trong những vấn đề liên quan đến tăng trưởng kinh tế hay những thành quả thu được từ toàn cầu hóa nữa. Thay vào đó, họ tập trung vào cơ hội dành cho cá nhân. Chẳng hạn, bà May lên tiếng ca ngợi hệ thống đã giúp giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh, làm tăng tuổi thọ, đẩy lùi hoàn toàn nghèo đói, tăng thu nhập khả dụng, đem lại thêm cơ hội tiếp cận giáo dục, và giảm mạnh tỷ lệ mù chữ.

Tuy nhiên, những lời rêu rao trên là không phù hợp với thực tế. Chúng ta bắt đầu bằng tỷ lệ tử vong ở sản phụ khi sinh. Phần lớn các quốc gia trên thế giới đã có những nỗ lực to lớn trong việc làm cho sinh nở trở nên an toàn hơn.

Tính từ năm 1990 đến 2015, Albania đã giảm số phụ nữ chết khi sinh nở từ mức 29,3 xuống còn 9,6 trong 100.000 ca sinh. Còn Trung Quốc, tấm gương hoàn hảo về tốc độ tăng trưởng do nhà nước chủ đạo, đã giảm tỷ lệ này từ 114,2 xuống còn 17,7.

Tại Mỹ, mô hình mẫu mực của nền dân chủ thị trường-tự do lại có tỷ lệ phụ nữ tử vong sau sinh tăng lên trên thực tế, từ 16,9/100.000 năm 1990 lên 26,4 trong năm 2015.

Trong khi đó, vấn đề này ở Mỹ, mô hình mẫu mực của nền dân chủ thị trường-tự do, lại có khuynh hướng đi theo chiều ngược lại, với tỷ lệ phụ nữ tử vong đã tăng lên trên thực tế, từ 16,9 trong năm 1990 lên 26,4 người trong 100.000 ca sinh vào năm 2015. Điều gây sốc không kém, số người mắc bệnh và tử vong trong số đàn ông và đàn bà da trắng trung niên (không phải người Hispanic) ở Mỹ đã tăng lên trong giai đoạn 1999-2013.

Lời khoe khoang cho rằng các chính sách thị trường-tự do đã giúp “giảm mạnh tình trạng mù chữ” cũng tạo ra những ấn tượng sai lệch. Tại nước Anh, khoảng 15% số người trưởng thành (5,1 triệu người) hiện vẫn trong tình trạng “mù chữ trên thực tế,” có nghĩa là những người này chỉ có được những mức độ biết chữ ở mức ngang bằng hay thấp hơn mức mà người ta trông chờ ở một đứa trẻ 11 tuổi.

Một khảo sát được tiến hành gần đây ở Scotland cũng cho thấy một chiều hướng suy giảm về tỷ lệ biết chữ, với chỉ chưa đến một nửa số trẻ em ở độ tuổi 13-14 ở nước này thể hiện được khả năng viết lách tốt. Trên thực tế, nếu vào Google gõ dòng chữ “chiến dịch xóa mù chữ thành công” thì đất nước đạt được thành tích xóa mù chữ đáng ngạc nhiên nhất xuất hiện trên màn hình sẽ là Cuba – một hệ thống kinh tế khó có thể coi là thị trường-tự do được.

Cuba đạt được nhiều tiến bộ về Y tế và Giáo dục, thậm chí hơn hẳn nhiều nước phát triển theo đường lối thị trường tự do. Trong ảnh là các bác sĩ và các chuyên gia y tế Cuba tới Sierra Leone nhằm tiếp sức cho nước này trong cuộc chiến chống dịch Ebola hoành hành ở Tây Phi hồi năm 2014. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cuba đạt được nhiều tiến bộ về Y tế và Giáo dục, thậm chí hơn hẳn nhiều nước phát triển theo đường lối thị trường tự do. Trong ảnh là các bác sĩ và các chuyên gia y tế Cuba tới Sierra Leone nhằm tiếp sức cho nước này trong cuộc chiến chống dịch Ebola hoành hành ở Tây Phi hồi năm 2014. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Lập luận theo đường lối bảo thủ, được bà May nêu ra một cách hùng hồn, thì cho rằng một nền kinh tế thị trường-tự do, hoạt động theo những luật lệ và quy định đúng đắn, là tác nhân lớn nhất tạo ra tiến bộ tập thể mà con người đã tạo ra được. Nếu lập luận này là đúng, thì kết luận hợp lý duy nhất ở đây là chúng ta đang làm sai điều này.

Vậy cần phải có những thước đo nào để đưa nó lại đúng đường. Những giải pháp trên thực tế được đưa ra hiện nay dường như có vẻ nhất quán trên khắp diễn đàn chính trị. Quả thực, do ở vào những vị trí cạnh tranh ác liệt, những khác biệt về vấn đề này giữa phe tả và hữu dường như không còn tồn tại nữa.

Tại nước Anh, gợi ý đầu tiên được đưa ra là làm sao đảm bảo được đầu tư và tăng trưởng trong toàn nền kinh tế, và điều này sẽ đòi hỏi sự can thiệp của chính phủ. Ông Corbyn đề nghị thành lập một Ngân hàng Đầu tư Quốc gia và một Quỹ Dịch chuyển Kỳ hạn nhằm huy động nguồn đầu tư từ công chúng và tạo ra thêm của cải và công ăn việc làm ổn định.

Bà May, về phần mình, lại gợi ý áp dụng một chiến lược công nghiệp nhằm thúc đẩy “tăng trưởng trong toàn bộ đất nước,” giúp “biến các địa phương xuất sắc trở thành những quán quân xuất khẩu của quốc gia.”

Một nền kinh tế thị trường-tự do, hoạt động theo những luật lệ và quy định đúng đắn, là tác nhân lớn nhất tạo ra tiến bộ tập thể mà con người đã tạo ra được. Nếu lập luận này là đúng, thì kết luận hợp lý duy nhất ở đây là chúng ta đang làm sai điều này.

Thứ hai, vấn đề quản lý khu vực tư nhân phải thay đổi, nhằm tránh tư duy ngắn hạn, tình trạng trốn thuế, và những hình thức cơ hội chủ nghĩa, làm giàu cá nhân khác. Ở điểm này, ông Corbyn tập trung vào trách nhiệm trong phòng làm việc của các ban giám đốc, trong khi bà May lại kêu gọi trao cho công nhân và các cổ đông có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong việc đưa ra quyết định của công ty và đảm bảo rằng những công ty lớn nhất phải nhận được những khuyến khích khi họ có tư duy lâu dài.

Một giải pháp điều chỉnh thứ ba là cải thiện lương bổng và điều kiện làm việc của nhân viên. Tại nước Anh, thậm chí khi nền kinh tế ở thời kỳ tăng trưởng, tiền lương vẫn đi xuống giảm 10% trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2014. Ông Corbyn cam kết sẽ hành động không để người làm thuê phải chịu cảnh tiền lương và điều kiện làm việc tiếp tục suy giảm.

Đối với bà May, “tất cả các loại công việc nên được đối xử công bằng và đúng mực, và vẫn còn để chỗ cho phát triển và khả năng thực hiện được.” Cả hai đều đưa ra lập luận ủng hộ việc cải thiện việc dạy nghề và đào tạo kỹ thuật.

Công nhân làm việc tại một trung tâm của tập đoàn Amazon ở Peterborough, Anh. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Công nhân làm việc tại một trung tâm của tập đoàn Amazon ở Peterborough, Anh. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Thứ tư, tại nước Anh, chính phủ phải giải quyết cuộc khủng hoảng về vấn đề nhà ở xã hội. Vào những năm 1950 và 1960, trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 ngôi nhà được xây dựng; con số này giờ đây giảm xuống chưa còn một nửa.

Ông Corbyn đề nghị tiến hành xem xét lại vấn đề nhà ở xã hội, kiểm soát việc cho thuê nhà, cũng như việc cải tạo nhà ở cho dân chúng. Bà May đã công bố việc lập một quỹ trị giá 2 tỷ bảng (2,62 tỷ USD) cho việc xây dựng thêm các cư xá.

Cuối cùng, nước Anh cần có những luật lệ và quy định có hiệu quả hơn nhằm đảm bảo rằng các dịch vụ tiện ích đã được tư nhân hóa sẽ cung cấp những dịch vụ rẻ tiền hơn, bền vững hơn.

Vấn đề quản lý khu vực tư nhân phải thay đổi, nhằm tránh tư duy ngắn hạn, tình trạng trốn thuế, và những hình thức cơ hội chủ nghĩa, làm giàu cá nhân khác.

Ông Corbyn tố cáo các công ty này đã đem lại cho cổ đông những khoản lãi khổng lồ, trong khi hạ tầng cơ sở thì xuống cấp, dịch vụ ngày càng trở nên tồi tệ, và công ty thì trả quá ít tiền thuế. Bà May cam kết sẽ chấm dứt tình trạng “giá năng lượng quá đắt đỏ.”

Tính chính thống được Margaret Thatcher và Ronald Reagan thiết lập trong những năm 1980 – để đẩy lùi tình hình, sau một thập kỳ quản lý chi tiêu hoang toàng và tăng vọt – chính là nguyên nhân của vấn đề.

Hiện có một sự đồng thuận mới nổi lên đòi hỏi phải quản lý một cách tích cực và hiệu quả hơn nhằm giúp thúc đẩy tăng trưởng và đem lại thêm cơ hội. Tuy nhiên, công luận cho đến nay vẫn chưa dứt khoát về việc có nên trao cho chính phủ những công cụ và sự hậu thuẫn mà chính phủ cần đến để phục hồi lại thanh danh của bị cáo hay không./.

Phố Oxford, trung tâm thủ đô London. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phố Oxford, trung tâm thủ đô London. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Người dịch: Nguyễn Văn Lập