Mexico phát hiện bộ xương hóa thạch có niên đại 12.000 năm

Mexico vừa công bố một bộ xương hóa thạch có niên đại cao nhất ở châu Mỹ được tìm thấy tại hang Hoyo Negro, bang Quintana Roo có niên đại trên 12.000 năm.
Mexico phát hiện bộ xương hóa thạch có niên đại 12.000 năm ảnh 1Bộ xương được phát hiện trong một hang dưới nước(Nguồn: dailymail.co.uk)

Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, tại buổi họp báo ngày 16/5 được tổ chức ở Mexico City, Viện Nhân chủng và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) đã công bố một bộ xương hóa thạch được tìm thấy tại hang Hoyo Negro thuộc Tulum, bang Đông Nam Quintana Roo có niên đại trên 12.000 năm.
Đây được cho là bộ xương hóa thạch có niên đại cao nhất từ trước đến nay được phát hiện tại châu Mỹ, sau nhiều năm nghiên cứu và dùng các biện pháp thẩm định khoa học tiên tiến nhất.
Theo các nhà khảo cổ, bộ xương hóa thạch trên thuộc về một thiếu nữ khoảng 15-16 tuổi gốc châu Á. Sau khi chết, người thiếu nữ này đã được mai táng tại hang trên và từng bị ngập trong nước do quá trình băng tan diễn ra cách đây 10 nghìn năm.
Việc phát hiện ra bộ xương hóa thạch lâu năm này đã góp phần củng cố thuyết về lịch sử người Mexico hiện đại và phần nào chứng minh hiện tương di cư từ vùng Siberia sang châu Mỹ.
Theo nền văn hóa của người Maya 3.000 năm tuổi, khi một người chết đi, tức là bước vào thế giới bên kia, và để đánh dấu bước ngoặc này, người Maya có tập tục mai táng trong hang hay trong ngôn ngữ Maya còn gọi là Xibalbá cùng với nhiều động vật và đồ gia dụng gốm sứ...
Bang Quintana Roo cùng với 4 địa phương miền Nam Mexico là một phần lãnh thổ của vương quốc Maya xưa kia bao gồm cả lãnh thổ của các nước Guatemala, Belice, Honduras, El Salvador hiện nay.
Nét đặc trưng nổi bật của văn hóa Maya là kiến trúc tháp hoành tráng và cầu kỳ, mang giá trị nghệ thuật và tâm linh cao./.
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.

Các nhà kinh tế học người Mỹ nhận Giải Nobel 2024 (Ảnh: AA/TTXVN)

Mỹ đang phải đối mặt nguy cơ chảy máu chất xám

Trước các chính sách của Tổng thống Trump đối với lĩnh vực giáo dục, khoa học, nghiên cứu, ngày càng có nhiều nhà khoa học, trí thức nước này bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc, phát triển ở nước ngoài.