Theo Viện Toàn cầu McKinsey (MGI), để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thế giới cần đầu tư 57.000 tỷ USD vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng từ nay đến năm 2030, so với mức đầu tư tương ứng 36.000 tỷ USD trong 18 năm qua.
Báo cáo của MGI nhận định trong bối cảnh các chính phủ thắt chặt ngân sách và các ngân hàng tỏ ra thận trọng trong việc cho vay, hoạt động đầu tư là vô cùng cấp thiết, để tạo đà cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. MGI tính toán rằng việc thực thi hiệu quả 400 dự án cơ sở hạ tầng trên toàn cầu có thể cải thiện khả năng sản xuất 60%.
Mỹ, Nhật Bản và Đức là một ví dụ điển hình, khi hiệu suất lao động của công nhân xây dựng tại các nước này không gia tăng trong 20 năm qua.
Báo cáo cho rằng các quốc gia có thể tiết kiệm được nhiều tỷ USD qua hoạt động đầu tư rộng lớn và tái đầu tư, nhờ 3 yếu tố chính là việc lựa chọn các dự án một cách có hệ thống hơn và phương án thực thi hiệu quả hơn; sự tối ưu hóa hoạt động của hệ thống sân bay, đường sá và cầu cảng hiện hành; điều chỉnh nhu cầu thông qua các công cụ như thu phí đường bộ và tiết kiệm nước.
Herbert Pohl, một trong những tác giả của báo cáo, cho hay nếu 3 yếu tố này được thực thi, các nước sẽ kiếm lợi được 1.000 tỷ USD/năm.
MGI chỉ ra Hàn Quốc, Ontario và Singapore là những hình mẫu về xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, tại Mỹ, thiệt hại do vấn đề tắc đường gây ra lên tới 101 tỷ USD/năm.
Báo cáo nhấn mạnh nếu hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn chưa được thiết lập một cách hợp lý, các chính phủ sẽ chỉ tiếp tục "đầu tư vào các dự án sai lầm, đặt ưu tiên nhầm chỗ và thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân".
Tuy nhiên, MGI cũng thừa nhận rằng các chính phủ và doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với việc cắt giảm chi tiêu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng chỉ là một trong số những khoản quan trọng phải chi.
Song, MGI cũng khẳng định hệ thống đường sắt và đường bộ hiện nay có thể hoạt động hiệu quả hơn nữa, mà không cần xây mới./.
Báo cáo của MGI nhận định trong bối cảnh các chính phủ thắt chặt ngân sách và các ngân hàng tỏ ra thận trọng trong việc cho vay, hoạt động đầu tư là vô cùng cấp thiết, để tạo đà cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. MGI tính toán rằng việc thực thi hiệu quả 400 dự án cơ sở hạ tầng trên toàn cầu có thể cải thiện khả năng sản xuất 60%.
Mỹ, Nhật Bản và Đức là một ví dụ điển hình, khi hiệu suất lao động của công nhân xây dựng tại các nước này không gia tăng trong 20 năm qua.
Báo cáo cho rằng các quốc gia có thể tiết kiệm được nhiều tỷ USD qua hoạt động đầu tư rộng lớn và tái đầu tư, nhờ 3 yếu tố chính là việc lựa chọn các dự án một cách có hệ thống hơn và phương án thực thi hiệu quả hơn; sự tối ưu hóa hoạt động của hệ thống sân bay, đường sá và cầu cảng hiện hành; điều chỉnh nhu cầu thông qua các công cụ như thu phí đường bộ và tiết kiệm nước.
Herbert Pohl, một trong những tác giả của báo cáo, cho hay nếu 3 yếu tố này được thực thi, các nước sẽ kiếm lợi được 1.000 tỷ USD/năm.
MGI chỉ ra Hàn Quốc, Ontario và Singapore là những hình mẫu về xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, tại Mỹ, thiệt hại do vấn đề tắc đường gây ra lên tới 101 tỷ USD/năm.
Báo cáo nhấn mạnh nếu hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn chưa được thiết lập một cách hợp lý, các chính phủ sẽ chỉ tiếp tục "đầu tư vào các dự án sai lầm, đặt ưu tiên nhầm chỗ và thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân".
Tuy nhiên, MGI cũng thừa nhận rằng các chính phủ và doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với việc cắt giảm chi tiêu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng chỉ là một trong số những khoản quan trọng phải chi.
Song, MGI cũng khẳng định hệ thống đường sắt và đường bộ hiện nay có thể hoạt động hiệu quả hơn nữa, mà không cần xây mới./.
Trà My (TTXVN)