Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình thiếu nước và hạn hán vẫn đang diễn ra ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, tình trạng thiếu nước và hạn hán nặng trên cây tỏi chuẩn bị thu hoạch không có nước tưới xảy ra trên diện rộng khoảng 200 ha.
Bình Định cũng trong tình trạng hạn nặng, cây lúa bị chết, bị khô cháy trên diện tích khoảng 5.000 ha do không có nước tưới, hồ chứa bị cạn nước.
Cây càphê ở tỉnh Đắc Lắc cũng nằm trong tình trạng tương tự. Các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng cũng do không đủ nước tưới và ảnh hưởng của xâm nhập mặn nên cây lúa bị chết.
Từ đầu tháng 2/2013 đến nay, trên phạm vi cả nước hầu như không xuất hiện đợt mưa to nào.
Ở Bắc Bộ những ngày giữa tháng có mưa nhỏ do ảnh hưởng của không khí lạnh nhưng tổng lượng mưa chỉ khoảng 20-30mm.
Khu vực Quảng Bình đến Khánh Hòa có mưa do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới phía nam biển Đông với lượng mưa từ 40-60mm chỉ góp phần làm giảm hạn hán trong khu vực. Còn khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ thì không có mưa.
Trong khi đó, các hồ chứa thủy lợi ở miền Trung và Tây Nguyên cấp nước tưới vụ Đông Xuân từ tháng 12/2012 đến nay nên nhiều hồ đang trong tình trạng gần cạn kiệt, không có nước.
Bên cạnh đó, cũng do không có mưa, mực nước sông hạ thấp, lưu lượng dòng chảy suy giảm nên nhiều cửa sông ở miền Trung và Nam bộ đã bị mặn xâm nhập đặc biệt diễn ra tại các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng.
Theo đánh giá của các Viện nghiên cứu miền Nam, năm 2013 xâm nhập mặn ảnh hưởng sớm hơn bình thường hàng năm khoảng 1 tháng; độ mặn tại nhiều trạm đo có trị số lớn hơn từ 5-10 lần so với cùng kỳ năm 2012.
Vì thế, xâm nhập mặn đang gia tăng và gây ảnh hưởng rất nặng đối với lúa cuối vụ Đông Xuân và sản xuất vụ Hè Thu sớm ở những tỉnh ven biển.
Ông Vũ Văn Thặng, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục thủy lợi cho biết: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Bộ, Ban, ngành, đơn vị liên quan và các tỉnh để chỉ đạo công tác phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn.
Đồng thời, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền kịp thời diễn biến nguồn nước và công tác chỉ đạo của Bộ, Tổng cục để giảm tối đa thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí 215 tỷ đồng cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và 316 tỷ đồng cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên chống hạn và xâm nhập mặn.
Trước thực trạng này, ngày 26/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ họp trực tuyến với các tỉnh miền Trung và Tây nguyên và Nam Bộ về tình hình hạn hán và xâm nhập mặn./.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, tình trạng thiếu nước và hạn hán nặng trên cây tỏi chuẩn bị thu hoạch không có nước tưới xảy ra trên diện rộng khoảng 200 ha.
Bình Định cũng trong tình trạng hạn nặng, cây lúa bị chết, bị khô cháy trên diện tích khoảng 5.000 ha do không có nước tưới, hồ chứa bị cạn nước.
Cây càphê ở tỉnh Đắc Lắc cũng nằm trong tình trạng tương tự. Các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng cũng do không đủ nước tưới và ảnh hưởng của xâm nhập mặn nên cây lúa bị chết.
Từ đầu tháng 2/2013 đến nay, trên phạm vi cả nước hầu như không xuất hiện đợt mưa to nào.
Ở Bắc Bộ những ngày giữa tháng có mưa nhỏ do ảnh hưởng của không khí lạnh nhưng tổng lượng mưa chỉ khoảng 20-30mm.
Khu vực Quảng Bình đến Khánh Hòa có mưa do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới phía nam biển Đông với lượng mưa từ 40-60mm chỉ góp phần làm giảm hạn hán trong khu vực. Còn khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ thì không có mưa.
Trong khi đó, các hồ chứa thủy lợi ở miền Trung và Tây Nguyên cấp nước tưới vụ Đông Xuân từ tháng 12/2012 đến nay nên nhiều hồ đang trong tình trạng gần cạn kiệt, không có nước.
Bên cạnh đó, cũng do không có mưa, mực nước sông hạ thấp, lưu lượng dòng chảy suy giảm nên nhiều cửa sông ở miền Trung và Nam bộ đã bị mặn xâm nhập đặc biệt diễn ra tại các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng.
Theo đánh giá của các Viện nghiên cứu miền Nam, năm 2013 xâm nhập mặn ảnh hưởng sớm hơn bình thường hàng năm khoảng 1 tháng; độ mặn tại nhiều trạm đo có trị số lớn hơn từ 5-10 lần so với cùng kỳ năm 2012.
Vì thế, xâm nhập mặn đang gia tăng và gây ảnh hưởng rất nặng đối với lúa cuối vụ Đông Xuân và sản xuất vụ Hè Thu sớm ở những tỉnh ven biển.
Ông Vũ Văn Thặng, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục thủy lợi cho biết: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Bộ, Ban, ngành, đơn vị liên quan và các tỉnh để chỉ đạo công tác phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn.
Đồng thời, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền kịp thời diễn biến nguồn nước và công tác chỉ đạo của Bộ, Tổng cục để giảm tối đa thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí 215 tỷ đồng cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và 316 tỷ đồng cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên chống hạn và xâm nhập mặn.
Trước thực trạng này, ngày 26/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ họp trực tuyến với các tỉnh miền Trung và Tây nguyên và Nam Bộ về tình hình hạn hán và xâm nhập mặn./.
(TTXVN)