Sáng 24/6, tại thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Bộ Công an - Cơ quan Thường trực phòng, chống ma túy quốc gia đã phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ míttinh hưởng ứng Ngày quốc tế và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy (26/6).
Phát biểu tại lễ míttinh, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an nêu rõ, trong những năm qua, công tác phòng chống ma túy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào sự ổn định và phát triển của đất nước. Nhận thức về tác hại của ma túy và trách nhiệm của mỗi cán bộ, người dân ngày càng được nâng cao, tình trạng trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy cơ bản được giải quyết; công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy thu được kết quả đáng ghi nhận.
Để công tác phòng, chống ma túy tiếp tục phát huy hiệu quả trong thời gian tới, Thứ trưởng Đặng Văn Hiếu đề nghị, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục về phòng, chống ma túy; trong đó, cần chú trọng tuyên truyền sâu rộng về các loại ma túy tổng hợp và hậu quả của ma túy, làm cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ nhận thức được đầy đủ mức độ nguy hiểm của loại ma túy này.
Thứ trưởng Đặng Văn Hiếu yêu cầu các lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy cần tập trung đấu tranh mạnh và liên tục với tội phạm ma túy, đồng thời có biện pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng thẩm lậu ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam. Các tổ chức chính trị-xã hội cần chỉ đạo mạnh mẽ hệ thống tổ chức ở cơ sở phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác phòng, chống ma túy; tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tổ chức xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy…
Thứ tưởng Thường trực Bộ Công an Đặng Văn Hiếu cũng đã kêu gọi cộng đồng Quốc tế và Liên hợp quốc quan tâm hơn nữa đến công tác phòng, chống ma túy tại Việt Nam; trong đó, tiếp tục ưu tiên hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật cho công tác phòng, chống ma túy.
Thay mặt tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Zhuldyz Akisheva Giám đốc quốc gia Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tại Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc hoạch định các chính sách giải quyết vấn đề ma túy và tội phạm.
Bà Zhuldyz Akisheva cũng kêu gọi chính phủ các nước hãy tái cân bằng chính sách phòng, chống ma túy; cụ thể hơn nữa trong các nỗ lực thực thi pháp luật, phát triển thay thế, phòng ngừa, điều trị cai nghiện và phục hồi trên cơ sở tôn trọng tối đa quyền con người.
Theo báo cáo của Bộ Công an, năm 2011 và sáu tháng đầu năm 2012, lực lượng Công an cả nước đã điều tra, khám phá trên 30 ngàn vụ án ma túy và bắt trên 40.000 đối tượng phạm tội; triệt xóa hàng trăm đường dây ma túy nguy hiểm, cùng hàng ngàn điểm, tụ điểm ma túy phức tạp. Từ một nước có gần 20.000ha trồng cây thuốc phiện, đến nay, Việt Nam đã cơ bản giải quyết được vấn đề trồng và tái trồng cây thuốc phiện.
Trong lĩnh vực cai nghiện, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhiều địa phương đã quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng công tác điều trị cai nghiện; đồng thời chú trọng quản lý đối tượng sau cai nghiện ở cộng đồng; số người nghiện được tiếp cận các hình thức cai nghiện ngày một tăng; xuất hiện nhiều tấm gương đoạn tuyệt với ma túy và làm lại cuộc đời./.
Phát biểu tại lễ míttinh, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an nêu rõ, trong những năm qua, công tác phòng chống ma túy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào sự ổn định và phát triển của đất nước. Nhận thức về tác hại của ma túy và trách nhiệm của mỗi cán bộ, người dân ngày càng được nâng cao, tình trạng trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy cơ bản được giải quyết; công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy thu được kết quả đáng ghi nhận.
Để công tác phòng, chống ma túy tiếp tục phát huy hiệu quả trong thời gian tới, Thứ trưởng Đặng Văn Hiếu đề nghị, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục về phòng, chống ma túy; trong đó, cần chú trọng tuyên truyền sâu rộng về các loại ma túy tổng hợp và hậu quả của ma túy, làm cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ nhận thức được đầy đủ mức độ nguy hiểm của loại ma túy này.
Thứ trưởng Đặng Văn Hiếu yêu cầu các lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy cần tập trung đấu tranh mạnh và liên tục với tội phạm ma túy, đồng thời có biện pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng thẩm lậu ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam. Các tổ chức chính trị-xã hội cần chỉ đạo mạnh mẽ hệ thống tổ chức ở cơ sở phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác phòng, chống ma túy; tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tổ chức xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy…
Thứ tưởng Thường trực Bộ Công an Đặng Văn Hiếu cũng đã kêu gọi cộng đồng Quốc tế và Liên hợp quốc quan tâm hơn nữa đến công tác phòng, chống ma túy tại Việt Nam; trong đó, tiếp tục ưu tiên hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật cho công tác phòng, chống ma túy.
Thay mặt tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Zhuldyz Akisheva Giám đốc quốc gia Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tại Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc hoạch định các chính sách giải quyết vấn đề ma túy và tội phạm.
Bà Zhuldyz Akisheva cũng kêu gọi chính phủ các nước hãy tái cân bằng chính sách phòng, chống ma túy; cụ thể hơn nữa trong các nỗ lực thực thi pháp luật, phát triển thay thế, phòng ngừa, điều trị cai nghiện và phục hồi trên cơ sở tôn trọng tối đa quyền con người.
Theo báo cáo của Bộ Công an, năm 2011 và sáu tháng đầu năm 2012, lực lượng Công an cả nước đã điều tra, khám phá trên 30 ngàn vụ án ma túy và bắt trên 40.000 đối tượng phạm tội; triệt xóa hàng trăm đường dây ma túy nguy hiểm, cùng hàng ngàn điểm, tụ điểm ma túy phức tạp. Từ một nước có gần 20.000ha trồng cây thuốc phiện, đến nay, Việt Nam đã cơ bản giải quyết được vấn đề trồng và tái trồng cây thuốc phiện.
Trong lĩnh vực cai nghiện, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhiều địa phương đã quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng công tác điều trị cai nghiện; đồng thời chú trọng quản lý đối tượng sau cai nghiện ở cộng đồng; số người nghiện được tiếp cận các hình thức cai nghiện ngày một tăng; xuất hiện nhiều tấm gương đoạn tuyệt với ma túy và làm lại cuộc đời./.
Nguyễn Cường (TTXVN)