Sáng 7/5, Ủy ban Nhân dân huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 58 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2012).
Dự lễ míttinh có đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên, các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành, các cựu chiến binh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa và đông đảo nhân dân các dân tộc trong huyện.
Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, ông Lê Trọng Khôi, Bí thư Huyện ủy Điện Biên đã ôn lại lịch sử hào hùng của quân và dân ta trong chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” cách đây 58 năm. Để xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, địch đã cho tập trung ở đây 16.200 quân, gồm 21 tiểu đoàn, trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội không quân, 1 đại đội vận tải cơ giới. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được bố trí thành 3 phân khu, với 8 cụm, 49 cứ điểm...
Bằng tinh thần quả cảm, quyết chiến quyết thắng, quân và dân ta đã tìm mọi cách vượt qua khó khăn, thử thách, làm chủ trận địa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Từ ngày 13-17/3/1954, quân ta mở đợt tấn công thứ nhất tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam (nằm án ngữ con đường cửa ngõ vào trung tâm lòng chảo Mường Thanh) và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Từ ngày 30/3 đếm 30/4, quân ta mở tiếp đợt tấn công thứ hai, đồng loạt tấn công các cứ điểm, cao điểm phía Đông phân khu trung tâm, thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tấn công, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho tập đoàn cứ điểm. Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày, quyết liệt, cam go nhất. Tại đây, ta và địch đã giành nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Kết quả, quân ta đã dành phần thắng, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm kiểm soát của quân đội ta, địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần, ý chí chiến đấu.
Từ ngày 1-7/5, quân ta đánh chiếm các cứ điểm còn lại, mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đêm 6/5 tại đồi A1, quân ta ồ ạt xông lên tiêu diệt các lô cốt và dùng bộc phá ngàn cân phá tan thế cầm cự của quân địch. 17 giờ 30 phút ngày 7/5, ta chiếm Sở chỉ huy của địch, Tướng De Castries cùng toàn bộ Bộ tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải đầu hàng. Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Đêm 7/5, quân ta tiếp tục tiến công phân khu phía Nam, đánh địch tháo chạy về thượng Lào, đến 24 giờ toàn bộ quân địch đã bị bắt sống. Chấm dứt chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta toàn thắng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là trận chiến thể hiện bước trưởng thành vượt bậc về tác chiến của quân đội ta, là một trong những chiến công chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta trong thế kỷ 20. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân; cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc, đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tiến bộ xã hội của các nước thuộc địa trên thế giới../.
Dự lễ míttinh có đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên, các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành, các cựu chiến binh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa và đông đảo nhân dân các dân tộc trong huyện.
Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, ông Lê Trọng Khôi, Bí thư Huyện ủy Điện Biên đã ôn lại lịch sử hào hùng của quân và dân ta trong chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” cách đây 58 năm. Để xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, địch đã cho tập trung ở đây 16.200 quân, gồm 21 tiểu đoàn, trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội không quân, 1 đại đội vận tải cơ giới. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được bố trí thành 3 phân khu, với 8 cụm, 49 cứ điểm...
Bằng tinh thần quả cảm, quyết chiến quyết thắng, quân và dân ta đã tìm mọi cách vượt qua khó khăn, thử thách, làm chủ trận địa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Từ ngày 13-17/3/1954, quân ta mở đợt tấn công thứ nhất tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam (nằm án ngữ con đường cửa ngõ vào trung tâm lòng chảo Mường Thanh) và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Từ ngày 30/3 đếm 30/4, quân ta mở tiếp đợt tấn công thứ hai, đồng loạt tấn công các cứ điểm, cao điểm phía Đông phân khu trung tâm, thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tấn công, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho tập đoàn cứ điểm. Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày, quyết liệt, cam go nhất. Tại đây, ta và địch đã giành nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Kết quả, quân ta đã dành phần thắng, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm kiểm soát của quân đội ta, địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần, ý chí chiến đấu.
Từ ngày 1-7/5, quân ta đánh chiếm các cứ điểm còn lại, mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đêm 6/5 tại đồi A1, quân ta ồ ạt xông lên tiêu diệt các lô cốt và dùng bộc phá ngàn cân phá tan thế cầm cự của quân địch. 17 giờ 30 phút ngày 7/5, ta chiếm Sở chỉ huy của địch, Tướng De Castries cùng toàn bộ Bộ tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải đầu hàng. Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Đêm 7/5, quân ta tiếp tục tiến công phân khu phía Nam, đánh địch tháo chạy về thượng Lào, đến 24 giờ toàn bộ quân địch đã bị bắt sống. Chấm dứt chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta toàn thắng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là trận chiến thể hiện bước trưởng thành vượt bậc về tác chiến của quân đội ta, là một trong những chiến công chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta trong thế kỷ 20. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân; cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc, đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tiến bộ xã hội của các nước thuộc địa trên thế giới../.
Xuân Tiến (TTXVN)