Mở rộng bảo tồn và phát huy giá trị Nhã nhạc Huế

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế Ngô Hòa cho biết năm 2009, việc bảo tồn Nhã nhạc Huế đang được tập trung vào các nội dung chính như nghiên cứu, sưu tầm và lưu trữ tài liệu; đào tạo và truyền dạy nghề, phục hồi bài bản nhã nhạc tiêu biểu, phục chế trang phục, các hoạt động quảng bá và phát huy giá trị Nhã nhạc Huế (Âm nhạc Cung đình Việt Nam).

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế Ngô Hòa cho biết năm 2009, việc bảo tồn Nhã nhạc Huế  đang được tập trung vào các nội dung chính như nghiên cứu, sưu tầm và lưu trữ tài liệu; đào tạo và truyền dạy nghề, phục hồi bài bản nhã nhạc tiêu biểu, phục chế trang phục, các hoạt động quảng bá và phát huy giá trị Nhã nhạc Huế (Âm nhạc Cung đình Việt Nam).

Theo kế hoạch, việc bảo tồn Nhã nhạc Huế tiếp tục cập nhật và bổ sung thông tin, dữ liệu về nhã nhạc; đồng thời đề nghị UNESCO đưa các nghệ nhân, nhân chứng của bộ môn này vào danh mục "Báu vật nhân văn sống" của Việt Nam. Các hoạt động bảo tồn nhã nhạc hướng vào chiều sâu, nhất là triển khai các đề tài nghiên cứu học thuật về giá trị lịch sử và nghệ thuật, các hình thức diễn tấu, các bài bản hiện còn và đang bị thất lạc để bổ sung và cập nhật không ngừng vào các chương trình biểu diễn của Nhã nhạc Huế.


Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế mở rộng nghiên cứu về các lễ hội cung đình của triều Nguyễn để chọn lọc và phục dựng trong các dịp Festival Huế, tạo không gian và môi trường diễn xướng thường xuyên cho Nhã nhạc Huế.

Tỉnh tổ chức định kỳ các khóa đào tạo cho nhạc công nhã nhạc trẻ, quảng bá và cung cấp thông tin cho cộng đồng và giới nghiên cứu về kết quả của dự án nhã nhạc, đồng thời đề xuất kiến nghị các chính sách quản lý bảo tồn loại hình văn hóa đặc thù này, cùng với các chế độ ưu đãi đặc biệt đối với nghệ nhân nhã nhạc. Tỉnh hướng tới việc xây dựng trung tâm nghiên cứu văn hóa phi vật thể, để tập trung các nguồn lực đầu tư cho công cuộc bảo tồn gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Nhã nhạc Huế.

Sau 5 năm, Nhã nhạc Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới đến nay, Nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình Huế (thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế) đã chú trọng công tác sưu tầm nhiều tiết mục nhã nhạc, múa hát cung đình, các bài bản, nghi thức, trình tự trong các lễ tế đưa vào phục vụ công chúng.

Nhiều tiết mục đã được nhà hát dàn dựng và biểu diễn, thu hút sự chú ý của khách du lịch như Trống Thái bình, Tam luân cửu chuyển (đại nhạc); Phú lục dịch, Kim tiền (tiểu nhạc); Vũ phiến, Lục cúng hoa đăng (múa) và nhiều trích đoạn tuồng cổ như Kỷ Lan Anh, Ôn Đình chém Tá.

Đạo diễn sân khấu Trương Tuấn Hải, Giám đốc nhà hát cho biết bên cạnh 15 điệu múa cung đình đã được biên soạn, nhà hát đã phục hồi được một số điệu múa khác như Trình tường tập khánh, Nữ tướng xuất quân, Lân mẫu xuất lân nhi, Song phụng, Long hổ hội. Ngoài ra, Nhà hát còn dàn dựng được 13 điệu múa nâng cao như Huyền Trân, Lộng Điệp, Xẩm Huế, Phách nhịp du xuân đưa vào phục vụ rộng rãi công chúng.

Trưởng Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, bà Vibeke Jensen đã đánh giá cao những thành quả đã đạt được của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, xem đây như một mô hình mẫu về bảo tồn di sản phi vật thể để triển khai rộng cho các di sản phi vật thể khác trong khu vực./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục