Việc nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong y học nói chung tại Việt Nam chưa phát triển sâu rộng. Tuy nhiên việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị các bệnh về da cũng đã mang lại những thành công đáng ghi nhận.
Lăn kim phối hợp với các sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc
Đi tiên phong cả nước trong việc áp dụng phương pháp lăn kim phối hợp với các sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc, nhưng chỉ sau khoảng ba tháng chính thức đi vào hoạt động, Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã "hút" được khá nhiều bệnh nhân.
Tiến sĩ-bác sĩ Nguyễn Thị Hải Vân, Trưởng Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc cho biết lăn kim trên da là phương pháp tạo ra những lỗ siêu nhỏ trên bề mặt da nhưng không gây tổn thương, nhằm tăng sự hấp thụ các loại dung dịch điều trị.
Sử dụng sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc bôi trực tiếp trong và sau khi lăn kim sẽ giúp cho quá trình làm lành vết thương nhanh hơn, chất lượng liền vết thương tốt hơn và sớm tái tạo được làn da, tiến sĩ Hải Vân cho biết.
Theo tiến sĩ Hải Vân, hiện bệnh viện đang ứng dụng một số sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc để hỗ trợ điều trị cho một số bệnh da như rám má, trứng cá bọc, rụng tóc từng đám, sẹo lõm do trứng cá, thủy đậu, rạn da, nếp nhăn, chống lão hóa da…
Sơ bộ hơn hai tháng điều trị, phần lớn bệnh tình tiến triển tốt, đạt 60-70%, có người tới 80%.
Với bệnh nhân rám má, phương pháp mới này giúp người bệnh có làn da sáng hơn, mịn màng, săn chắc hơn. Bệnh hói có thể áp dụng phương pháp điều trị này nhưng kết quả còn liên quan đến nhiều vấn đề như nội tiết tố nam, yếu tố nang lông… Việc sử dụng phương pháp lăn kim sẽ tác động sâu vào vùng có nang tóc để thuốc kích thích nang tóc tốt hơn.
Các sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc sẽ góp phần kích thích nang tóc nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo nang tóc, hình thành những sợi tóc mới. Trong nghiên cứu của bệnh viện, các sợi tóc tơ bắt đầu xuất hiện ngay sau 1-2 tuần điều trị. Các sợi tóc mới mọc ổn định, không bị rụng và phát triển tốt.
Bác sĩ Vân cho biết một số bệnh nhân bị viêm da cơ địa đã và đang được điều trị bằng phương pháp bôi corticoid, uống thuốc kháng histamin trong giai đoạn đầu, sau đó kết hợp với bôi sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc. Kết quả ban đầu là sau khi điều trị, mức độ ổn định bệnh khá lâu, có trường hợp chín tháng đến một năm sau mới bị tái lại.
Kinh phí điều trị phụ thuộc vào bệnh và mức độ bệnh của bệnh nhân. Thông thường sau 4-5 lần điều trị (500.000 đồng/lần/tuần), bệnh nhân sẽ được chuyển sang sử dụng phương pháp lăn kim và đưa các sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc vào da nhằm tái tạo lại bề mặt cho làn da. Các sản phẩm tế bào gốc có giá thành từ 595.000-795.000 đồng/hộp gồm 14 tuýp/14 ngày).
Bệnh viện Da liễu Trung ương đã có kế hoạch về việc thành lập lab, nuôi cấy tế bào gốc để sản xuất một số sản phẩm từ tế bào gốc ngay tại Việt Nam.
Nuôi cấy nguyên bào sợi tại Viện Bỏng quốc gia
Theo tiến sĩ Đinh Văn Hân, việc ứng dụng tế bào gốc tại Viện Bỏng quốc gia không chỉ mang lại hiệu quả điều trị cao cho những bệnh nhân bị tai nạn giao thông, mà còn rất tốt cho những bệnh nhân có vết thương mãn tính, như loét do tỳ đè, tiểu đường, bỏng chậm liền…
Từ năm 2003, Viện Bỏng quốc gia đã tiến hành nghiên cứu nuôi cấy nguyên bào sợi từ trung bì da và đã chế tạo ra tấm nguyên bào sợi, tạo điều kiện cho tế bào sừng bám dính được lên vết thương để di chuyển đóng kín vết thương…
Tại các vết thương mãn tính, sau khi làm sạch hoại tử, các chuyên gia đã tiến hành ghép tấm nguyên bào sợi, cứ sau 3-4 ngày hoặc theo tình trạng vết thương, bệnh nhân sẽ được thay tấm nguyên bào sợi khác cho đến khi vết thương được đóng kín.
Qua nghiên cứu cho thấy, thời gian thu hẹp vết thương trung bình 3,36 ± 3,38 cm2/ngày, trong khi trước đó, các vết thương này không thể điều trị bằng các phương pháp truyền thống.
Thời gian tới, số giường bệnh tại Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc sẽ được tăng lên 2-3 lần. Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, và Viện Bỏng quốc gia sẽ phối hợp nhằm sớm mở rộng việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị vết thương, thu nhận điều trị thêm những bệnh nhân bị loét ngoài da và bị loét ổ gà ở người mắc bệnh phong, tiến sĩ Vân cho biết./.
Lăn kim phối hợp với các sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc
Đi tiên phong cả nước trong việc áp dụng phương pháp lăn kim phối hợp với các sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc, nhưng chỉ sau khoảng ba tháng chính thức đi vào hoạt động, Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã "hút" được khá nhiều bệnh nhân.
Tiến sĩ-bác sĩ Nguyễn Thị Hải Vân, Trưởng Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc cho biết lăn kim trên da là phương pháp tạo ra những lỗ siêu nhỏ trên bề mặt da nhưng không gây tổn thương, nhằm tăng sự hấp thụ các loại dung dịch điều trị.
Sử dụng sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc bôi trực tiếp trong và sau khi lăn kim sẽ giúp cho quá trình làm lành vết thương nhanh hơn, chất lượng liền vết thương tốt hơn và sớm tái tạo được làn da, tiến sĩ Hải Vân cho biết.
Theo tiến sĩ Hải Vân, hiện bệnh viện đang ứng dụng một số sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc để hỗ trợ điều trị cho một số bệnh da như rám má, trứng cá bọc, rụng tóc từng đám, sẹo lõm do trứng cá, thủy đậu, rạn da, nếp nhăn, chống lão hóa da…
Sơ bộ hơn hai tháng điều trị, phần lớn bệnh tình tiến triển tốt, đạt 60-70%, có người tới 80%.
Với bệnh nhân rám má, phương pháp mới này giúp người bệnh có làn da sáng hơn, mịn màng, săn chắc hơn. Bệnh hói có thể áp dụng phương pháp điều trị này nhưng kết quả còn liên quan đến nhiều vấn đề như nội tiết tố nam, yếu tố nang lông… Việc sử dụng phương pháp lăn kim sẽ tác động sâu vào vùng có nang tóc để thuốc kích thích nang tóc tốt hơn.
Các sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc sẽ góp phần kích thích nang tóc nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo nang tóc, hình thành những sợi tóc mới. Trong nghiên cứu của bệnh viện, các sợi tóc tơ bắt đầu xuất hiện ngay sau 1-2 tuần điều trị. Các sợi tóc mới mọc ổn định, không bị rụng và phát triển tốt.
Bác sĩ Vân cho biết một số bệnh nhân bị viêm da cơ địa đã và đang được điều trị bằng phương pháp bôi corticoid, uống thuốc kháng histamin trong giai đoạn đầu, sau đó kết hợp với bôi sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc. Kết quả ban đầu là sau khi điều trị, mức độ ổn định bệnh khá lâu, có trường hợp chín tháng đến một năm sau mới bị tái lại.
Kinh phí điều trị phụ thuộc vào bệnh và mức độ bệnh của bệnh nhân. Thông thường sau 4-5 lần điều trị (500.000 đồng/lần/tuần), bệnh nhân sẽ được chuyển sang sử dụng phương pháp lăn kim và đưa các sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc vào da nhằm tái tạo lại bề mặt cho làn da. Các sản phẩm tế bào gốc có giá thành từ 595.000-795.000 đồng/hộp gồm 14 tuýp/14 ngày).
Bệnh viện Da liễu Trung ương đã có kế hoạch về việc thành lập lab, nuôi cấy tế bào gốc để sản xuất một số sản phẩm từ tế bào gốc ngay tại Việt Nam.
Nuôi cấy nguyên bào sợi tại Viện Bỏng quốc gia
Theo tiến sĩ Đinh Văn Hân, việc ứng dụng tế bào gốc tại Viện Bỏng quốc gia không chỉ mang lại hiệu quả điều trị cao cho những bệnh nhân bị tai nạn giao thông, mà còn rất tốt cho những bệnh nhân có vết thương mãn tính, như loét do tỳ đè, tiểu đường, bỏng chậm liền…
Từ năm 2003, Viện Bỏng quốc gia đã tiến hành nghiên cứu nuôi cấy nguyên bào sợi từ trung bì da và đã chế tạo ra tấm nguyên bào sợi, tạo điều kiện cho tế bào sừng bám dính được lên vết thương để di chuyển đóng kín vết thương…
Tại các vết thương mãn tính, sau khi làm sạch hoại tử, các chuyên gia đã tiến hành ghép tấm nguyên bào sợi, cứ sau 3-4 ngày hoặc theo tình trạng vết thương, bệnh nhân sẽ được thay tấm nguyên bào sợi khác cho đến khi vết thương được đóng kín.
Qua nghiên cứu cho thấy, thời gian thu hẹp vết thương trung bình 3,36 ± 3,38 cm2/ngày, trong khi trước đó, các vết thương này không thể điều trị bằng các phương pháp truyền thống.
Thời gian tới, số giường bệnh tại Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc sẽ được tăng lên 2-3 lần. Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, và Viện Bỏng quốc gia sẽ phối hợp nhằm sớm mở rộng việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị vết thương, thu nhận điều trị thêm những bệnh nhân bị loét ngoài da và bị loét ổ gà ở người mắc bệnh phong, tiến sĩ Vân cho biết./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)