Trưa 18/9, Hội nghị lần thứ 6 Ủy ban Hỗn hợp Kinh tế, Khoa học và Kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Indonesia (6th JC-ESTC), diễn ra tại thủ đô Jakarta, đã kết thúc sau hai ngày làm việc.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia Giata Irawan Wirjawan dẫn đầu hai đoàn tham dự hội nghị.
Hai bên đã ký Biên bản hội nghị và Nghị định thư sửa đổi Bản ghi nhớ (MOU) về thương vụ mua bán gạo giữa Việt Nam và Indonesia, áp dụng cho giai đoạn 2013-2017.
Hội nghị của JC-ESTC lần này đã kiểm điểm tình hình, kết quả triển khai các chương trình, thảo thuận hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư... giữa hai nước thời gian qua; đồng thời tập trung thảo luận, nhất trí nhiều nội dung, lĩnh vực hợp tác song phương giữa hai nước thời gian tới.
Về thương mại, hội nghị ghi nhận kim ngạch buôn bán hai chiều đã đạt bước tăng trưởng đáng kể, từ mức 2,1 tỷ USD năm 2009 lên 4,7 tỷ USD năm 2011 và đạt 2,57 tỷ USD bảy tháng đầu năm 2012, đồng thời có nhiều cơ hội to lớn để tiếp tục tăng trưởng thời gian tới.
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khuyến khích vai trò của khu vực tư nhân nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế-thương mại giữa hai nước; chia sẻ những quyền lợi hợp pháp của nhau trong các biện pháp bảo vệ và chống bán phá giá theo các quy định của thương mại quốc tế, song hạn chế tối đa các biện pháp có thể tác động tiêu cực đến quan hệ thương mại nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua những khó khăn kinh tế hiện nay.
Đồng thời, hai bên tăng cường chia sẻ thông tin, hỗ trợ tiến trình điều tra, xác minh của các cơ quan chức năng nhằm có được các quyết định đúng đắn, được thông báo trước và có lợi cho cả hai bên; nhất trí thúc đẩy hợp tác về xúc tiến thương mại tại mỗi nước và tại nước thứ ba.
Hai bộ trưởng đã ký Nghị định thư sửa đổi Bản ghi nhớ (MOU) về thương vụ gạo giữa Việt Nam và Indonesia nhằm tăng cường hợp tác đảm bảo nguồn cung và cầu đối với gạo của hai nước. Việt Nam đồng ý bán cho Indonesia mỗi năm 1,5 triệu tấn gạo trắng, bắt đầu từ ngày 1/1/2013-31/12/2017.
Về đầu tư, hai bên khuyến khích triển khai hợp tác về xúc tiến đầu tư, chủ yếu thông qua trao đổi thông tin về môi trường đầu tư và chính sách đầu tư nước ngoài; trao đổi đoàn nhằm nắm bắt các cơ hội đầu tư tại mỗi nước và đào tạo cán bộ quản lý đầu tư nước ngoài.
Về năng lượng, dầu khí và khai thác than, hai bên khuyến khích các doanh nghiệp liên quan của Việt Nam (Petrovietnam), Indonesia (công ty dầu khí quốc gia Indonesia Pertamina) và Malaysia (Công ty dầu khí quốc gia Malaysia Petronas) tiếp tục triển khai, tăng cường các cơ chế hợp tác cùng có lợi, và đưa cơ chế hợp tác ba bên hiện nay như là một mẫu hình để nhân rộng trong ASEAN.
Việt Nam đề nghị phía Indonesia tạo điều kiện thuận lợi hơn để Petrovietnam triển khai hiệu quả hơn các dự án khai thác dầu khí hiện hành với đối tác Indonesia, trong đó có dự án Đông Natuna (Natuna D-Alpha). Hai bên khuyến khích Petrovietnam tăng cường hoạt động hợp tác về khai thác dầu thô, khí đốt và than, cũng như cung ứng các dịch vụ liên quan đến dầu khí tại Indonesia.
Việt Nam đề xuất Indonesia ủng hộ các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu than từ Indonesia và đầu tư vào ngành khai thác than ở Indonesia; đề nghị Indonesia duy trì nguồn cung than đá lâu dài và ổn định cho các nhà máy điện ở Việt Nam.
Phía Indonesia hoan nghênh các nhà nhập khẩu và đầu tư Việt Nam tham gia vào lĩnh vực khai khoáng tại Indonesia theo các luật và quy định sở tại hiện hành; đề nghị sẽ cung cấp than nhiệt cho các nhà máy điện ở Việt Nam và đổi lại muốn nhập than nhiên liệu anthracite có hàm lượng cácbon cao.
Về thủy sản, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác nghề cá đối với tăng trưởng kinh tế tại mỗi nước và khuyến khích thúc đẩy hợp tác song phương trên lĩnh vực này, trong đó bao gồm hợp tác giữa các địa phương của mỗi nước.
Về nông nghiệp, hai bên nhất trí xúc tiến hoàn tất và ký MOU về hợp tác nông sản giữa Bộ Nông nghiệp Indonesia và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, làm cơ sở cho tăng cường hợp tác về đa dạng hóa lương thực, dự trữ lương thực và bảo đảm lương thực sạch.
Phía Việt Nam ghi nhận đề xuất của Indonesia về thành lập một cơ quan quản lý nguồn cung và cơ chế phối hợp xuất khẩu nhằm đảm bảo chất lượng và nguồn cung loại cà phê Robusta trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, cuộc họp cũng thảo luận và nhất trí các nội dung, cơ chế, hình thức tăng cường hợp tác giữa hai nước về giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, y tế, du lịch và văn hóa, ngân hàng, công nghiệp, xây dựng, thông tin và công nghệ truyền thông.
Tại phiên họp toàn thể, do hai Bộ trưởng đồng chủ tọa, hai bên đã trao đổi các vấn đề thương mại, tài chính quốc tế, khu vực cùng quan tâm, trong đó có tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu đối với các nước Đông Nam Á; khẳng định quyết tâm và nỗ lực cùng hợp tác chặt chẽ, có trách nhiệm của mỗi nước vì hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015; đồng thời chia sẻ mong muốn, kỳ vọng về mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia trong tương lai gần.
Phát biểu với báo giới sau phiên họp, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Wirjawan nhấn mạnh tiềm năng, triển vọng hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước, dựa trên tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước; nêu các lĩnh vực hợp tác chính cần tập trung thúc đẩy thời gian tới như thương mại, đầu tư, nông nghiệp, nghề cá, du lịch, dầu khí và khai thoáng.
Trước đó, ngày 17/9, Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng đã có cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia Jero Wacik, bàn về một số tiềm năng, định hướng hợp tác về năng lượng, than và khoáng sản giữa hai nước.
Bộ trưởng Wacik cho biết chính phủ Indonesia mong muốn thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt Nam vào Chương trình Tổng thể về thúc đẩy và mở rộng phát triển kinh tế Indonesia (MP3EI), trên các lĩnh vực như hạ tầng, khai khoáng, năng lượng...
Hội nghị JC-ESTC lần thứ 6 là bước triển khai thỏa thuận của JC-ESTC lần thứ 5 tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 4/2009 và Kế hoạch Hành động Việt Nam-Indonesia giai đoạn 2012-2015 ký ngày 14/9/2011 trong chuyến thăm chính thức Indonesia của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Hai bên nhất trí địa điểm cuộc họp tiếp theo sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào thời gian phù hợp trong vòng 3 năm tới./.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia Giata Irawan Wirjawan dẫn đầu hai đoàn tham dự hội nghị.
Hai bên đã ký Biên bản hội nghị và Nghị định thư sửa đổi Bản ghi nhớ (MOU) về thương vụ mua bán gạo giữa Việt Nam và Indonesia, áp dụng cho giai đoạn 2013-2017.
Hội nghị của JC-ESTC lần này đã kiểm điểm tình hình, kết quả triển khai các chương trình, thảo thuận hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư... giữa hai nước thời gian qua; đồng thời tập trung thảo luận, nhất trí nhiều nội dung, lĩnh vực hợp tác song phương giữa hai nước thời gian tới.
Về thương mại, hội nghị ghi nhận kim ngạch buôn bán hai chiều đã đạt bước tăng trưởng đáng kể, từ mức 2,1 tỷ USD năm 2009 lên 4,7 tỷ USD năm 2011 và đạt 2,57 tỷ USD bảy tháng đầu năm 2012, đồng thời có nhiều cơ hội to lớn để tiếp tục tăng trưởng thời gian tới.
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khuyến khích vai trò của khu vực tư nhân nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế-thương mại giữa hai nước; chia sẻ những quyền lợi hợp pháp của nhau trong các biện pháp bảo vệ và chống bán phá giá theo các quy định của thương mại quốc tế, song hạn chế tối đa các biện pháp có thể tác động tiêu cực đến quan hệ thương mại nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua những khó khăn kinh tế hiện nay.
Đồng thời, hai bên tăng cường chia sẻ thông tin, hỗ trợ tiến trình điều tra, xác minh của các cơ quan chức năng nhằm có được các quyết định đúng đắn, được thông báo trước và có lợi cho cả hai bên; nhất trí thúc đẩy hợp tác về xúc tiến thương mại tại mỗi nước và tại nước thứ ba.
Hai bộ trưởng đã ký Nghị định thư sửa đổi Bản ghi nhớ (MOU) về thương vụ gạo giữa Việt Nam và Indonesia nhằm tăng cường hợp tác đảm bảo nguồn cung và cầu đối với gạo của hai nước. Việt Nam đồng ý bán cho Indonesia mỗi năm 1,5 triệu tấn gạo trắng, bắt đầu từ ngày 1/1/2013-31/12/2017.
Về đầu tư, hai bên khuyến khích triển khai hợp tác về xúc tiến đầu tư, chủ yếu thông qua trao đổi thông tin về môi trường đầu tư và chính sách đầu tư nước ngoài; trao đổi đoàn nhằm nắm bắt các cơ hội đầu tư tại mỗi nước và đào tạo cán bộ quản lý đầu tư nước ngoài.
Về năng lượng, dầu khí và khai thác than, hai bên khuyến khích các doanh nghiệp liên quan của Việt Nam (Petrovietnam), Indonesia (công ty dầu khí quốc gia Indonesia Pertamina) và Malaysia (Công ty dầu khí quốc gia Malaysia Petronas) tiếp tục triển khai, tăng cường các cơ chế hợp tác cùng có lợi, và đưa cơ chế hợp tác ba bên hiện nay như là một mẫu hình để nhân rộng trong ASEAN.
Việt Nam đề nghị phía Indonesia tạo điều kiện thuận lợi hơn để Petrovietnam triển khai hiệu quả hơn các dự án khai thác dầu khí hiện hành với đối tác Indonesia, trong đó có dự án Đông Natuna (Natuna D-Alpha). Hai bên khuyến khích Petrovietnam tăng cường hoạt động hợp tác về khai thác dầu thô, khí đốt và than, cũng như cung ứng các dịch vụ liên quan đến dầu khí tại Indonesia.
Việt Nam đề xuất Indonesia ủng hộ các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu than từ Indonesia và đầu tư vào ngành khai thác than ở Indonesia; đề nghị Indonesia duy trì nguồn cung than đá lâu dài và ổn định cho các nhà máy điện ở Việt Nam.
Phía Indonesia hoan nghênh các nhà nhập khẩu và đầu tư Việt Nam tham gia vào lĩnh vực khai khoáng tại Indonesia theo các luật và quy định sở tại hiện hành; đề nghị sẽ cung cấp than nhiệt cho các nhà máy điện ở Việt Nam và đổi lại muốn nhập than nhiên liệu anthracite có hàm lượng cácbon cao.
Về thủy sản, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác nghề cá đối với tăng trưởng kinh tế tại mỗi nước và khuyến khích thúc đẩy hợp tác song phương trên lĩnh vực này, trong đó bao gồm hợp tác giữa các địa phương của mỗi nước.
Về nông nghiệp, hai bên nhất trí xúc tiến hoàn tất và ký MOU về hợp tác nông sản giữa Bộ Nông nghiệp Indonesia và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, làm cơ sở cho tăng cường hợp tác về đa dạng hóa lương thực, dự trữ lương thực và bảo đảm lương thực sạch.
Phía Việt Nam ghi nhận đề xuất của Indonesia về thành lập một cơ quan quản lý nguồn cung và cơ chế phối hợp xuất khẩu nhằm đảm bảo chất lượng và nguồn cung loại cà phê Robusta trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, cuộc họp cũng thảo luận và nhất trí các nội dung, cơ chế, hình thức tăng cường hợp tác giữa hai nước về giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, y tế, du lịch và văn hóa, ngân hàng, công nghiệp, xây dựng, thông tin và công nghệ truyền thông.
Tại phiên họp toàn thể, do hai Bộ trưởng đồng chủ tọa, hai bên đã trao đổi các vấn đề thương mại, tài chính quốc tế, khu vực cùng quan tâm, trong đó có tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu đối với các nước Đông Nam Á; khẳng định quyết tâm và nỗ lực cùng hợp tác chặt chẽ, có trách nhiệm của mỗi nước vì hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015; đồng thời chia sẻ mong muốn, kỳ vọng về mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia trong tương lai gần.
Phát biểu với báo giới sau phiên họp, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Wirjawan nhấn mạnh tiềm năng, triển vọng hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước, dựa trên tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước; nêu các lĩnh vực hợp tác chính cần tập trung thúc đẩy thời gian tới như thương mại, đầu tư, nông nghiệp, nghề cá, du lịch, dầu khí và khai thoáng.
Trước đó, ngày 17/9, Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng đã có cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia Jero Wacik, bàn về một số tiềm năng, định hướng hợp tác về năng lượng, than và khoáng sản giữa hai nước.
Bộ trưởng Wacik cho biết chính phủ Indonesia mong muốn thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt Nam vào Chương trình Tổng thể về thúc đẩy và mở rộng phát triển kinh tế Indonesia (MP3EI), trên các lĩnh vực như hạ tầng, khai khoáng, năng lượng...
Hội nghị JC-ESTC lần thứ 6 là bước triển khai thỏa thuận của JC-ESTC lần thứ 5 tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 4/2009 và Kế hoạch Hành động Việt Nam-Indonesia giai đoạn 2012-2015 ký ngày 14/9/2011 trong chuyến thăm chính thức Indonesia của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Hai bên nhất trí địa điểm cuộc họp tiếp theo sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào thời gian phù hợp trong vòng 3 năm tới./.
(TTXVN)