Binh nhất Bradley Manning, từng phục vụ trong quân đội Mỹ với vai trò nhà phân tích tin tức tình báo ở Iraq trong giai đoạn 2009-2010, đang là nghi can số một trong vụ việc làm lộ các công hàm ngoại giao đóng dấu mật của nước này cho trang mạng WikiLeaks.
Điều tra viên David Shaver của Bộ chỉ huy quân cảnh Hoa Kỳ ngày 19/12 đã công bố các kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có hơn 100.000 công hàm đầy đủ của Bộ ngoại giao nước này trong một máy tính thứ cấp của Manning.
[WikiLeaks gây chấn động với 250.000 tài liệu mới]
Các tài liệu này, cùng với nhiều tài liệu khác trong các ổ cứng rời, được cho là nguồn chính của WikiLeaks trong đợt tiết lộ các công hàm ngoại giao đóng dấu mật của Mỹ gây chấn động trong thời gian vừa qua.
Phiên điều trần tiếp theo trước tòa án dân sự, diễn ra cho tới thứ Sáu, sẽ quyết định liệu Manning có bị mang ra xử ở tòa án binh hay không. Viên binh nhất này phải đối mặt với 22 lời buộc tội, nặng nhất là tội giúp đỡ kẻ thù, sau khi bị cáo buộc cung cấp hàng trăm nghìn tài liệu của chính quyền Mỹ cho WikiLeaks, để sau đó tổ chức này phát tán rộng rãi trên mạng.
Shaver và Mark Johnson, điều tra viên làm việc cho một hãng tư nhân phục vụ Shaver tại Phòng điều tra tội hình sự liên quan đến máy tính, đã kiểm tra các máy tính mà Manning sử dụng ở Iraq và các tài liệu tìm thấy ở nhà người dì của anh này tại Potomac, bang Maryland, nơi thường trú của Manning.
Năm ngoái, WikiLeaks đã tiết lộ gần nửa triệu tài liệu chia làm hai đợt, trong đó có nhiều tài liệu phù hợp với mô tả trong báo cáo của Shaver mà ông tìm thấy tại máy tính của Manning. Buổi điều trần kết thúc vào chiều muộn ngày 19/12 và dự kiến sẽ tiếp tục hôm nay, 20/12. Ít nhất chín nhân chứng sẽ được tòa gọi ra.
Nếu bị tuyên có tội với tất cả các cáo buộc, Manning có thể phải đối mặt án tử hình. Tuy nhiên, các công tố viên quân đội đã tỏ ý sẽ không đề xuất án tử hình trong trường hợp này./.
Điều tra viên David Shaver của Bộ chỉ huy quân cảnh Hoa Kỳ ngày 19/12 đã công bố các kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có hơn 100.000 công hàm đầy đủ của Bộ ngoại giao nước này trong một máy tính thứ cấp của Manning.
[WikiLeaks gây chấn động với 250.000 tài liệu mới]
Các tài liệu này, cùng với nhiều tài liệu khác trong các ổ cứng rời, được cho là nguồn chính của WikiLeaks trong đợt tiết lộ các công hàm ngoại giao đóng dấu mật của Mỹ gây chấn động trong thời gian vừa qua.
Phiên điều trần tiếp theo trước tòa án dân sự, diễn ra cho tới thứ Sáu, sẽ quyết định liệu Manning có bị mang ra xử ở tòa án binh hay không. Viên binh nhất này phải đối mặt với 22 lời buộc tội, nặng nhất là tội giúp đỡ kẻ thù, sau khi bị cáo buộc cung cấp hàng trăm nghìn tài liệu của chính quyền Mỹ cho WikiLeaks, để sau đó tổ chức này phát tán rộng rãi trên mạng.
Shaver và Mark Johnson, điều tra viên làm việc cho một hãng tư nhân phục vụ Shaver tại Phòng điều tra tội hình sự liên quan đến máy tính, đã kiểm tra các máy tính mà Manning sử dụng ở Iraq và các tài liệu tìm thấy ở nhà người dì của anh này tại Potomac, bang Maryland, nơi thường trú của Manning.
Năm ngoái, WikiLeaks đã tiết lộ gần nửa triệu tài liệu chia làm hai đợt, trong đó có nhiều tài liệu phù hợp với mô tả trong báo cáo của Shaver mà ông tìm thấy tại máy tính của Manning. Buổi điều trần kết thúc vào chiều muộn ngày 19/12 và dự kiến sẽ tiếp tục hôm nay, 20/12. Ít nhất chín nhân chứng sẽ được tòa gọi ra.
Nếu bị tuyên có tội với tất cả các cáo buộc, Manning có thể phải đối mặt án tử hình. Tuy nhiên, các công tố viên quân đội đã tỏ ý sẽ không đề xuất án tử hình trong trường hợp này./.
Trần Trọng (Vietnam+)