Một chú chuột sinh ra từ tinh trùng được bảo quản trong không gian

Các nhà nghiên cứu đến từ Nhật Bản đã giới thiệu một chú chuột khỏe mạnh được sinh ra từ một mẫu tinh trùng đã trải qua chín tháng bảo quản trong môi trường vũ trụ sau khi được làm khô và đông lạnh.
Một chú chuột sinh ra từ tinh trùng được bảo quản trong không gian ảnh 1Chuột con sinh ra từ tinh trùng được lưu trữ trên trạm không gian trong 9 tháng. (Nguồn: sciencemag.org)

Các nhà nghiên cứu đến từ Nhật Bản vừa khiến cả thế giới ngạc nhiên khi giới thiệu một chú chuột khỏe mạnh được sinh ra từ một mẫu tinh trùng đã trải qua chín tháng bảo quản trong môi trường vũ trụ sau khi được làm khô và đông lạnh.


[Bước đột phá mới giúp tạo ra tinh trùng từ tế bào da người]

Trong nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí của Viện nghiên cứu khoa học quốc gia Mỹ, mẫu tinh trùng chuột đã được làm khô và đông lạnh được gửi lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chín tháng.

Khi tàu vũ trụ trở về và mang theo mẫu tinh trùng này, tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư Teruhiko Wakayama đến từ Đại học Yamanashi nhận thấy cấu trúc ADN của mẫu tinh trùng này cũng bị hủy hoại song ở mức độ tăng nhẹ sau khi trải qua quãng thời gian chịu sự tác động của các tia bức xạ mạnh gấp 100 lần so với môi trường Trái Đất. Tuy nhiên, những ảnh hưởng về mặt cấu trúc ADN đã tự "sửa chữa phần lớn" trong phôi thai sau quá trình thụ thai.

Trên thực tế, phôi thai được cấy mẫu tinh trùng này sau đó đã phát triển và trở thành một chú chuột sơ sinh khỏe mạnh trước khi tiếp tục phát triển bình thường thành cá thể chuột trưởng thành như các cá thể chuột khác sinh ra tại Trái Đất.

Câu hỏi đặt ra là liệu điều kỳ diệu này có thể xảy ra với thế giới loài người và nếu điều này xảy ra thì các em bé sinh ra trong môi trường không trọng lực có phát triển khác gì so với những bạn bè đồng trang lứa sinh ra trên Trái Đất.

Tuy nghiên, cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ đưa mẫu tinh trùng lên vũ trụ rồi thụ thai ở Trái Đất nhưng đây được coi "là bước khởi đầu thú vị" cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này. Đặc biệt khi NASA và nhiều cơ quan hàng không vũ trụ khác đang "ráo riết" đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm để hoàn tất kế hoạch đưa con người lên Sao Hỏa và khoảng năm 2030, song lại chưa có nhiều nghiên cứu về cách mà con người sẽ sinh sống và hít thở trên Sao Hỏa, hoặc liệu họ có thể chống chọi được với những tia bức xạ trong vũ trụ trên hành trình kéo dài tới 2 hoặc 3 năm tới Sao Hỏa hay không./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục