Theo các thông tin đầu tiên, gia đình này gồm bố mẹ, 4 người con từ 5 đến 12 tuổi và một người chú đã bị bắt cóc sáng 19/2 trong một chuyến du lịch ở Cameroon.
Sau khi nghỉ qua đêm tại vườn quốc gia Waza nằm ở phía bắc Cameroon, nơi tiếp giáp với Nigeria, những người này đã bị bắt cóc bởi một nhóm lạ mặt ngồi trên ba xe motor.
“Họ vừa tham quan khu vườn vào tối hôm trước và ngủ tại khách sạn trước khi ra đi vào buổi sáng,” một nhân viên địa phương khẳng định. Người cha của 4 đứa trẻ, gồm 2 trai và 2 gái, làm việc cho tập đoàn khí đốt GDF Suez của Pháp, là người đã sống nhiều năm ở Cameroon.
Đây là lần đầu tiên các du khách phương Tây bị bắt cóc tại Cameroon cho dù nạn bắt cóc con tin thường xuyên xảy ra ở khu vực bờ biển nước này mà vụ mới nhất vừa xảy ra ngày 8/1.
Bộ Ngoại giao Pháp chưa có bất cứ tuyên bố nào về vụ bắt cóc nhưng Tổng thống Pháp Hollande, trong chuyến thăm chính thức Hy Lạp, đã lập tức tuyên bố quy trách nhiệm cho các phần tử thánh chiến người Nigeria: “Tôi đã thấy sự xâm nhập của một nhóm khủng bố, trong trường hợp này là nhóm Boko Haram.” Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng chưa chắc Boko Haram có liên quan trực tiếp đến vụ bắt cóc gia đình người Pháp.
Miền bắc Cameroon, một khu vực nghèo đói bị chính quyền trung ương bỏ rơi, lâu nay chỉ chứng kiến nạn băng đảng hoành hành. Tình trạng này kết hợp với xung đột ở nước láng giềng Nigeria đã khiến toàn bộ đường biên giới giữa hai nước có vô số lỗ hổng về an ninh.
Có rất nhiều cư dân sống ở khu vực giáp biên của cả hai nước có hai hộ chiếu. Khi Boko Haram gặp phải sức ép từ quân đội Nigeria, nhiều phần tử của nhóm này đã lui về sống tại các ngôi làng ở miền bắc Cameroon.
Boko Haram là nhóm khủng bố bán vũ trang ra đời năm 2002 tại bang Borno (Nigeria). Kể từ khi ra đời, nhóm cực đoan này đã tìm mọi cách chống lại mọi ảnh hưởng của văn hóa phương Tây ở khu vực đông bắc Nigeria. Tuy nhiên cho đến nay, Boko Haram chưa bao giờ lên tiếng nhận trách nhiệm đối với bất cứ vụ bắt cóc nào.
Bởi vậy, vụ bắt cóc bảy người Pháp nói trên có thể là hành động của một trong số nhiều nhóm khủng bố nhỏ hoạt động tại phía đông bắc Nigeria, mà đáng chú ý nhất là nhóm Ansaru.
Ly khai khỏi Boko Haram vì nhiều bất đồng trong phương châm hành động khủng bố, Ansura là một nhóm dân binh gồm các phần tử thánh chiến hoạt động rất bí ẩn theo một phương thức bắt chước Al-Qaeda, kể cả việc bắt cóc người nước ngoài và tiến hành các chiến dịch tấn công nhằm vào các mục tiêu công quyền.
Tháng 9/2012, chính nhóm này đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ bắt cóc hai kỹ sư nước ngoài, gồm một người Italy và một người Anh. Hai con tin này được cho là đã chết sau một chiến dịch giải cứu bất thành của các bên liên quan.
Chiến dịch “Mèo rừng châu Phi” ở Mali cũng như các cam kết tiếp theo đối với nước này đã biến Pháp trở thành một mục tiêu tấn công của các phần tử thánh chiến Ansaru.
Nếu đúng là thủ phạm của vụ bắt cóc nêu trên, Ansaru đã chứng tỏ một sự phát triển đáng ngại bởi miền bắc Nigeria lâu nay luôn là khu vực ảnh hưởng độc chiếm của Boko Haram./.
Sau khi nghỉ qua đêm tại vườn quốc gia Waza nằm ở phía bắc Cameroon, nơi tiếp giáp với Nigeria, những người này đã bị bắt cóc bởi một nhóm lạ mặt ngồi trên ba xe motor.
“Họ vừa tham quan khu vườn vào tối hôm trước và ngủ tại khách sạn trước khi ra đi vào buổi sáng,” một nhân viên địa phương khẳng định. Người cha của 4 đứa trẻ, gồm 2 trai và 2 gái, làm việc cho tập đoàn khí đốt GDF Suez của Pháp, là người đã sống nhiều năm ở Cameroon.
Đây là lần đầu tiên các du khách phương Tây bị bắt cóc tại Cameroon cho dù nạn bắt cóc con tin thường xuyên xảy ra ở khu vực bờ biển nước này mà vụ mới nhất vừa xảy ra ngày 8/1.
Bộ Ngoại giao Pháp chưa có bất cứ tuyên bố nào về vụ bắt cóc nhưng Tổng thống Pháp Hollande, trong chuyến thăm chính thức Hy Lạp, đã lập tức tuyên bố quy trách nhiệm cho các phần tử thánh chiến người Nigeria: “Tôi đã thấy sự xâm nhập của một nhóm khủng bố, trong trường hợp này là nhóm Boko Haram.” Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng chưa chắc Boko Haram có liên quan trực tiếp đến vụ bắt cóc gia đình người Pháp.
Miền bắc Cameroon, một khu vực nghèo đói bị chính quyền trung ương bỏ rơi, lâu nay chỉ chứng kiến nạn băng đảng hoành hành. Tình trạng này kết hợp với xung đột ở nước láng giềng Nigeria đã khiến toàn bộ đường biên giới giữa hai nước có vô số lỗ hổng về an ninh.
Có rất nhiều cư dân sống ở khu vực giáp biên của cả hai nước có hai hộ chiếu. Khi Boko Haram gặp phải sức ép từ quân đội Nigeria, nhiều phần tử của nhóm này đã lui về sống tại các ngôi làng ở miền bắc Cameroon.
Boko Haram là nhóm khủng bố bán vũ trang ra đời năm 2002 tại bang Borno (Nigeria). Kể từ khi ra đời, nhóm cực đoan này đã tìm mọi cách chống lại mọi ảnh hưởng của văn hóa phương Tây ở khu vực đông bắc Nigeria. Tuy nhiên cho đến nay, Boko Haram chưa bao giờ lên tiếng nhận trách nhiệm đối với bất cứ vụ bắt cóc nào.
Bởi vậy, vụ bắt cóc bảy người Pháp nói trên có thể là hành động của một trong số nhiều nhóm khủng bố nhỏ hoạt động tại phía đông bắc Nigeria, mà đáng chú ý nhất là nhóm Ansaru.
Ly khai khỏi Boko Haram vì nhiều bất đồng trong phương châm hành động khủng bố, Ansura là một nhóm dân binh gồm các phần tử thánh chiến hoạt động rất bí ẩn theo một phương thức bắt chước Al-Qaeda, kể cả việc bắt cóc người nước ngoài và tiến hành các chiến dịch tấn công nhằm vào các mục tiêu công quyền.
Tháng 9/2012, chính nhóm này đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ bắt cóc hai kỹ sư nước ngoài, gồm một người Italy và một người Anh. Hai con tin này được cho là đã chết sau một chiến dịch giải cứu bất thành của các bên liên quan.
Chiến dịch “Mèo rừng châu Phi” ở Mali cũng như các cam kết tiếp theo đối với nước này đã biến Pháp trở thành một mục tiêu tấn công của các phần tử thánh chiến Ansaru.
Nếu đúng là thủ phạm của vụ bắt cóc nêu trên, Ansaru đã chứng tỏ một sự phát triển đáng ngại bởi miền bắc Nigeria lâu nay luôn là khu vực ảnh hưởng độc chiếm của Boko Haram./.
Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)