Trong cuộc đời làm phi công, ai cũng mong muốn mình được vinh dự bay trên bầu trời khu vực Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Với Thượng tá Lương Văn Lâm, người con của đồng bào dân tộc Tày ở tỉnh Thái Nguyên, đây là lần thứ tư anh có vinh dự ấy.
"Đam mê" không trung
Dáng người đậm đà, đặc chất lính phòng không-không quân, rời chiếc MI 171 sau giờ hợp luyện, anh Lâm tâm sự: “Nếu thời tiết thuận lợi, sáng 10/10 sẽ là một kỷ niệm tuyệt vời với phi đội C16, C17 và C54 Quân chủng Phòng không-Không quân chúng tôi. Bởi không phải phi công nào cũng có vinh dự khi được bay trên bầu trời Quảng trường Ba Đình lịch sử trong ngày Đại lễ.”
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, từ nhỏ cậu bé Lâm đã mê bầu trời xanh thẳm với ước ao làm chủ không gian. Ở vùng quê miền núi nghèo, nhưng anh may mắn hơn các bạn cùng trang lứa là được gia đình cho ăn học đến nơi đến chốn.
Và ước mơ đã thành sự thực, vào tháng 7/1979, anh đã được cán bộ đoàn giám định không quân thuộc Viện Hàng không lúc bấy giờ về trường tuyển chọn. Đáp ứng các yêu cầu khắt khe của công tác tuyển chọn, anh được đặc cách nhập ngũ trong lúc đang học lớp 10. Và sau đó anh được quân đội cho đi đào tạo phi công tại Liên Xô (cũ).
Năm 1982, anh trở về nước, đến năm 1985, anh đã có mặt trong đội hình diễu duyệt chào mừng 40 năm Ngày Quốc khánh 2/9 khi mới bước vào tuổi 24. Một điều thú vị là cả hai vợ chồng anh và hai con đều sinh năm Sửu (tuổi trâu). Người ta cứ than ngắn, thở dài về tuổi trâu vất vả, nhưng anh lại được bay bổng thỏa chí tang bồng.
Là một trong những phi công giỏi của Đoàn Ba Vì, anh luôn trau dồi kiến thức và không ngừng học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Vậy nên trong các kỳ huấn luyện bay hay làm nhiệm vụ tuần tra, cứu hộ cứu nạn, anh luôn là người tiên phong bay trên bầu trời Tổ quốc.
Một phút huy hoàng
Thượng tá Nguyễn Ngọc Vy, Chỉ huy trưởng đơn vị C16, Đoàn Không quân B71 thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân, đơn vị chủ công trong đội hình máy bay có mặt tại lễ diễu duyệt sáng 10/10 tới cho hay: 10 chiếc trực thăng gồm MI 8, MI 17 và MI 171 sẽ bay qua Quảng trường Ba Đình theo hình mũi tên với ba biên đội, mỗi biên đội có ba máy bay.
Biên đội 1 gồm cả máy bay chỉ huy dưới sự điều khiển của tổ bay số một do Thượng tá Lương Văn Lâm, Chỉ huy phó phụ trách công tác huấn luyện đơn vị C16 làm phi công chính, treo cờ Đảng. Biên đội 2 treo cờ Tổ quốc. Biên đội 3 treo cờ lôgô kỷ niệm của thành phố Hà Nội.
Các lá cờ đều có kích thước 3,6 x 5,6 m, được giữ không xô lệch bởi một quả dọi có trọng lượng gần 140kg. Các máy bay sẽ bay cách mặt đất từ 80-100m với vận tốc 100 km/giờ, nhằm giúp quan khách và nhân dân có thể theo dõi dễ dàng.
Ngoài 10 tổ bay chính thức, còn có bốn tổ bay dự bị. Tất cả các phi công lái chính và lái phụ đều là những người xuất sắc, dày dạn kinh nghiệm. Đặc biệt, Thượng tá Lương Văn Lâm là người có số giờ bay an toàn nhiều nhất với gần 3.000 giờ. Người ít nhất cũng có trên 800 giờ bay.
“Vinh dự lớn lao, nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề. Tôi được đơn vị tin tưởng giao nhiệm vụ người dẫn đầu trong phi đội bay trên không, đòi hỏi khi bay phải có quyết định đúng đắn chính xác khi đưa ra khẩu lệnh trên không. Tốc độ bay và thời gian vào tới Quảng trường Ba Đình phải chuẩn tới từng giây,” anh Lâm cho biết.
Đúng giờ G ngày 10/10 tới, 10 chiếc máy bay MI cùng tổ bay sẽ bay từ sông Hồng vào khu vực Quảng trường Ba Đình lịch sử và sẽ bay dọc đường Hùng Vương trong vòng một phút, mở đầu cho cuộc diễu duyệt hoành tráng trong ngày Đại lễ.
Trong những ngày này, không kể trời nắng hay mưa, phi đội 10 chiếc máy bay của Quân chủng Phòng không-Không quân vẫn miệt mài tập luyện để "đất nước trọn niềm vui." Chào anh em trong đơn vị, tổ bay của Thượng tá Lương Văn Lâm lại tiếp tục hành trình.
Ba tiếng trong một ngày, đã hai tháng ròng rã, các tổ bay vẫn miệt mài hợp luyện. Với niềm vinh dự, tự hào của đơn vị anh hùng, phi đội bay diễu duyệt trong ngày Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, các chiến sĩ thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ cao cả mà Bộ Quốc phòng đã giao phó./.
Với Thượng tá Lương Văn Lâm, người con của đồng bào dân tộc Tày ở tỉnh Thái Nguyên, đây là lần thứ tư anh có vinh dự ấy.
"Đam mê" không trung
Dáng người đậm đà, đặc chất lính phòng không-không quân, rời chiếc MI 171 sau giờ hợp luyện, anh Lâm tâm sự: “Nếu thời tiết thuận lợi, sáng 10/10 sẽ là một kỷ niệm tuyệt vời với phi đội C16, C17 và C54 Quân chủng Phòng không-Không quân chúng tôi. Bởi không phải phi công nào cũng có vinh dự khi được bay trên bầu trời Quảng trường Ba Đình lịch sử trong ngày Đại lễ.”
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, từ nhỏ cậu bé Lâm đã mê bầu trời xanh thẳm với ước ao làm chủ không gian. Ở vùng quê miền núi nghèo, nhưng anh may mắn hơn các bạn cùng trang lứa là được gia đình cho ăn học đến nơi đến chốn.
Và ước mơ đã thành sự thực, vào tháng 7/1979, anh đã được cán bộ đoàn giám định không quân thuộc Viện Hàng không lúc bấy giờ về trường tuyển chọn. Đáp ứng các yêu cầu khắt khe của công tác tuyển chọn, anh được đặc cách nhập ngũ trong lúc đang học lớp 10. Và sau đó anh được quân đội cho đi đào tạo phi công tại Liên Xô (cũ).
Năm 1982, anh trở về nước, đến năm 1985, anh đã có mặt trong đội hình diễu duyệt chào mừng 40 năm Ngày Quốc khánh 2/9 khi mới bước vào tuổi 24. Một điều thú vị là cả hai vợ chồng anh và hai con đều sinh năm Sửu (tuổi trâu). Người ta cứ than ngắn, thở dài về tuổi trâu vất vả, nhưng anh lại được bay bổng thỏa chí tang bồng.
Là một trong những phi công giỏi của Đoàn Ba Vì, anh luôn trau dồi kiến thức và không ngừng học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Vậy nên trong các kỳ huấn luyện bay hay làm nhiệm vụ tuần tra, cứu hộ cứu nạn, anh luôn là người tiên phong bay trên bầu trời Tổ quốc.
Một phút huy hoàng
Thượng tá Nguyễn Ngọc Vy, Chỉ huy trưởng đơn vị C16, Đoàn Không quân B71 thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân, đơn vị chủ công trong đội hình máy bay có mặt tại lễ diễu duyệt sáng 10/10 tới cho hay: 10 chiếc trực thăng gồm MI 8, MI 17 và MI 171 sẽ bay qua Quảng trường Ba Đình theo hình mũi tên với ba biên đội, mỗi biên đội có ba máy bay.
Biên đội 1 gồm cả máy bay chỉ huy dưới sự điều khiển của tổ bay số một do Thượng tá Lương Văn Lâm, Chỉ huy phó phụ trách công tác huấn luyện đơn vị C16 làm phi công chính, treo cờ Đảng. Biên đội 2 treo cờ Tổ quốc. Biên đội 3 treo cờ lôgô kỷ niệm của thành phố Hà Nội.
Các lá cờ đều có kích thước 3,6 x 5,6 m, được giữ không xô lệch bởi một quả dọi có trọng lượng gần 140kg. Các máy bay sẽ bay cách mặt đất từ 80-100m với vận tốc 100 km/giờ, nhằm giúp quan khách và nhân dân có thể theo dõi dễ dàng.
Ngoài 10 tổ bay chính thức, còn có bốn tổ bay dự bị. Tất cả các phi công lái chính và lái phụ đều là những người xuất sắc, dày dạn kinh nghiệm. Đặc biệt, Thượng tá Lương Văn Lâm là người có số giờ bay an toàn nhiều nhất với gần 3.000 giờ. Người ít nhất cũng có trên 800 giờ bay.
“Vinh dự lớn lao, nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề. Tôi được đơn vị tin tưởng giao nhiệm vụ người dẫn đầu trong phi đội bay trên không, đòi hỏi khi bay phải có quyết định đúng đắn chính xác khi đưa ra khẩu lệnh trên không. Tốc độ bay và thời gian vào tới Quảng trường Ba Đình phải chuẩn tới từng giây,” anh Lâm cho biết.
Đúng giờ G ngày 10/10 tới, 10 chiếc máy bay MI cùng tổ bay sẽ bay từ sông Hồng vào khu vực Quảng trường Ba Đình lịch sử và sẽ bay dọc đường Hùng Vương trong vòng một phút, mở đầu cho cuộc diễu duyệt hoành tráng trong ngày Đại lễ.
Trong những ngày này, không kể trời nắng hay mưa, phi đội 10 chiếc máy bay của Quân chủng Phòng không-Không quân vẫn miệt mài tập luyện để "đất nước trọn niềm vui." Chào anh em trong đơn vị, tổ bay của Thượng tá Lương Văn Lâm lại tiếp tục hành trình.
Ba tiếng trong một ngày, đã hai tháng ròng rã, các tổ bay vẫn miệt mài hợp luyện. Với niềm vinh dự, tự hào của đơn vị anh hùng, phi đội bay diễu duyệt trong ngày Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, các chiến sĩ thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ cao cả mà Bộ Quốc phòng đã giao phó./.
Nguyễn Viết Tôn (Báo Tin tức/Vietnam+)