Hiện nay trên Trái Đất có khoảng 400.000 chủng thực vật. Con số này nghe thì tưởng là nhiều, tuy nhiên trong số đó có tới 30% đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, và hằng năm có tới hơn 1.000 chủng loại bị tuyệt chủng.
Điều này khiến giới khoa học hết sức lo lắng về hiện trạng và tương lai của các loài thực vật. Các nhà khoa học cho rằng đến cuối thế kỷ 21 có thể một nửa sinh vật trên Trái Đất sẽ tuyệt chủng.
Theo các nhà khoa học, sự sinh trưởng của thực vật có mối quan hệ với sự biến đổi khí hậu.
Nhà khoa học Peter H.Raven - Giám đốc vườn thực vật Missouri (Mỹ) cho biết, sự phá hoại quy mô lớn nơi sinh sống, sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lai, khai thác bừa bãi thực vật và đặc biệt là sự biến đổi khí hậu là những nhân tố đẩy nhanh tốc độ tuyệt chủng của thực vật.
Đến cuối thế kỷ 21 có thể một nửa sinh vật Trái Đất sẽ bị tuyệt chủng, bao gồm thực vật, động vật và nấm.
Nhà khoa học Peter H.Raven cho biết thêm sự biến đổi khí hậu với tốc độ nhanh không những dẫn tới nhiệt độ trung bình tăng lên và sự thay đổi mô hình bốc hơi nước, mà còn gây khó khăn cho công tác nuôi trồng thực vật nhân tạo trong các vườn thực vật và việc duy trì sự bền vững của thực vật trong giới tự nhiên.
Theo báo cáo của Ủy ban chuyên môn biến đổi khí hậu liên chính phủ (IPCC), nhiệt độ trên thế giới mỗi lần tăng lên 1,5 độ C sẽ đẩy khoảng 20-30% chủng loại thực vật vào nguy cơ tuyệt chủng./.
Điều này khiến giới khoa học hết sức lo lắng về hiện trạng và tương lai của các loài thực vật. Các nhà khoa học cho rằng đến cuối thế kỷ 21 có thể một nửa sinh vật trên Trái Đất sẽ tuyệt chủng.
Theo các nhà khoa học, sự sinh trưởng của thực vật có mối quan hệ với sự biến đổi khí hậu.
Nhà khoa học Peter H.Raven - Giám đốc vườn thực vật Missouri (Mỹ) cho biết, sự phá hoại quy mô lớn nơi sinh sống, sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lai, khai thác bừa bãi thực vật và đặc biệt là sự biến đổi khí hậu là những nhân tố đẩy nhanh tốc độ tuyệt chủng của thực vật.
Đến cuối thế kỷ 21 có thể một nửa sinh vật Trái Đất sẽ bị tuyệt chủng, bao gồm thực vật, động vật và nấm.
Nhà khoa học Peter H.Raven cho biết thêm sự biến đổi khí hậu với tốc độ nhanh không những dẫn tới nhiệt độ trung bình tăng lên và sự thay đổi mô hình bốc hơi nước, mà còn gây khó khăn cho công tác nuôi trồng thực vật nhân tạo trong các vườn thực vật và việc duy trì sự bền vững của thực vật trong giới tự nhiên.
Theo báo cáo của Ủy ban chuyên môn biến đổi khí hậu liên chính phủ (IPCC), nhiệt độ trên thế giới mỗi lần tăng lên 1,5 độ C sẽ đẩy khoảng 20-30% chủng loại thực vật vào nguy cơ tuyệt chủng./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)