Chiều 20/4, trên địa bàn tỉnh Cà Mau xuất hiện cơn mưa khá lớn, giải cứu 40.774ha rừng tràm U Minh hạ đang trong tình trạng báo động cháy cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm.
Cơn mưa còn tưới cho cây trồng, hoa màu và tắm mát vật nuôi của nông dân đang bị thiếu nước nghiêm trọng.
Rừng tràm U Minh hạ vốn đang cạn kiệt nước dưới chân rừng được bổ sung một lượng nước đáng kể, giúp khôi phục lại môi trường sống cho nguồn lợi cá đồng đẻ trứng, tái tạo và phát triển bầy đàn.
Nhờ cơn mưa này, cư dân vùng ngọt hóa bắc Cà Mau bước đầu khắc phục được tình trạng thiếu nước sinh hoạt, đồng thời tập trung sức kéo cày giòn đất, cải tạo đồng ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ hè thu khi mùa mưa đến.
Tuy nhiên, theo ngành chức năng tỉnh Cà Mau, ngoài việc giải nhiệt rất cần thiết của cơn mưa này trong mùa khô hạn, nó sẽ gây biến động môi trường nguồn nước nuôi tôm, ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của tôm và tôm nuôi dễ bị "sốc", nhiễm bệnh chết.
Ngoài ra, sau mưa, nắng nóng diễn biến phức tạp trở lại sẽ tiếp tục gây nguy cơ cháy rừng rất cao, nhất là than bùn dưới chân rừng rất nhạy lửa./.
Cơn mưa còn tưới cho cây trồng, hoa màu và tắm mát vật nuôi của nông dân đang bị thiếu nước nghiêm trọng.
Rừng tràm U Minh hạ vốn đang cạn kiệt nước dưới chân rừng được bổ sung một lượng nước đáng kể, giúp khôi phục lại môi trường sống cho nguồn lợi cá đồng đẻ trứng, tái tạo và phát triển bầy đàn.
Nhờ cơn mưa này, cư dân vùng ngọt hóa bắc Cà Mau bước đầu khắc phục được tình trạng thiếu nước sinh hoạt, đồng thời tập trung sức kéo cày giòn đất, cải tạo đồng ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ hè thu khi mùa mưa đến.
Tuy nhiên, theo ngành chức năng tỉnh Cà Mau, ngoài việc giải nhiệt rất cần thiết của cơn mưa này trong mùa khô hạn, nó sẽ gây biến động môi trường nguồn nước nuôi tôm, ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của tôm và tôm nuôi dễ bị "sốc", nhiễm bệnh chết.
Ngoài ra, sau mưa, nắng nóng diễn biến phức tạp trở lại sẽ tiếp tục gây nguy cơ cháy rừng rất cao, nhất là than bùn dưới chân rừng rất nhạy lửa./.
Lê Huy Hải (Vietnam+)