Mục tiêu giảm lãi suất của Chính phủ dường như khó thực hiện được trong quý I này bởi chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, cộng thêm giá điện, than, xăng dầu... đang bắt đầu tăng đã làm cho lạm phát vẫn ở mức cao.
Lựa chọn mục tiêu
Những yếu tố để hỗ trợ giảm lãi suất đang hẹp dần, thay vào đó là tín hiệu mới về việc siết chặt tiền tệ để chống lạm phát. Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp điều chỉnh tỷ giá USD và VND, các chuyên gia đã cảnh báo, lãi suất khó giảm.
Theo tiến sĩ Vũ Đình Ánh - Viện Nghiên cứu Khoa học giá cả (Bộ Tài chính), sau tỷ giá sẽ đến giá điện và than tăng... khiến lạm phát 2011 rất khó lường. Với tình thế lạm phát như hiện nay thì việc giảm lãi suất sẽ là "nhiệm vụ bất khả thi".
Cũng vì lẽ đó mà "lời hứa" của Thống đốc Nguyễn Văn Giàu tại buổi gặp gỡ báo chí cuối năm "nếu như CPI của tháng 2 tăng 1,4% thì sẽ có cơ sở để hạ lãi suất xuống,” đến thời điểm này cũng chưa thể thực hiện được khi mà CPI tháng 2 của Hà Nội vừa mới công bố tăng 1,98% và Thành phố Hồ Chí Minh tăng 1,61%. Như vậy, CPI cả nước cũng sẽ tăng hơn nhiều so với con số 1,4%!
Trên thực tế, để kiểm soát lạm phát thì tăng lãi suất để hút bớt tiền trong lưu thông là một trong những giải pháp được cho là hữu hiệu. Nhưng theo các chuyên gia, lãi suất cao không thể đổ lỗi hết cho lạm phát mà còn phụ thuộc vào cung-cầu vốn trên thị trường cũng như khả năng cung ứng tiền của Ngân hàng Nhà nước.
Trong khi đó, hiện các ngân hàng nhỏ rất khó tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ của Ngân hàng Nhà nước, vì thiếu các loại giấy tờ có giá để thế chấp như những ngân hàng lớn. Do đó, cuộc đua lãi suất để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi ở thị trường 1 (thị trường dân cư) lại càng nóng.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng nhận định, lãi suất huy động VND vẫn sẽ được duy trì ở mức 14%/năm như hiện nay. Nếu khuyến khích giảm lãi suất thì vô tình lại đẩy lạm phát tăng lên.
"Hơn nữa các ngân hàng thương mại phải tối đa hóa lợi nhuận vốn huy động, nếu chi phí vốn cao, rất khó giảm mặt bằng lãi suất xuống sâu. Mặt khác, các ngân hàng còn phải chịu sức ép lợi nhuận từ cổ đông nên lãi suất vẫn là một bài toàn khó," ông Hưng nói.
Doanh nghiệp đau đầu
Tăng lãi suất huy động, người gửi tiền sẽ được lợi, song lại đẩy doanh nghiệp vào chỗ khó. Mặc dù niêm yết công khai mức lãi suất huy động VND cao nhất chỉ 14%/năm, song trên thực tế, lãi suất đã được nhiều ngân hàng đẩy lên mức cao hơn, 15-16%/năm. Như vậy, các ngân hàng sẽ phải cho vay ra với lãi suất 18-19%/năm, thậm chí 20-21%/năm.
"Lãi suất cho vay cao thì đương nhiên doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ, nếu lãi bình quân của doanh nghiệp rơi vào khoảng khoảng 22-25% trong khi lãi suất cho vay từ 19-20% thì doanh nghiệp sẽ rất khó để trụ được," tiến sĩ Nguyễn Minh Phong - Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế-Xã hội Hà Nội, nhấn mạnh.
Với mức lãi suất này, khó có doanh nghiệp nào gánh nổi trong bối cảnh giá của nhiều loại hàng hóa chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cũng như tác động của việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Lãi suất vay tăng, cộng với chi phí hàng hóa bị đội lên, doanh nghiệp sẽ buộc phải tăng giá thành sản phẩm để bù lỗ.
Ông Vũ Dương Bình-Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Cương-Hoàng Bình chia sẻ: "Khi đã đầu tư kinh doanh thì ví như chúng tôi đã cưỡi lên lưng hổ, dù có thế nào thì vẫn phải phi. Nhưng việc áp mức lãi cao thế này sẽ làm doanh nghiệp chúng tôi mất nhuệ khí, không muốn làm."
Theo ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Vinaland, trong thời điểm này, do áp lực về vĩ mô, bắt buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Ngay cả việc điều chỉnh tỷ giá vừa qua cũng là một việc bất khả kháng vì mục tiêu vĩ mô. Nhiều doanh nghiệp theo đó sẽ phải thu hẹp sản xuất, cố thủ.
“Nhưng vì mục tiêu vĩ mô, kiềm chế lạm phát nên chúng ta phải tăng lãi suất, chấp nhận hạn chế tăng trưởng, giảm chi tiêu… Thế nhưng, mặt khác ở góc độ nào đấy, tăng lãi suất cũng là cơ hội để thanh lọc những doanh nghiệp không có năng lực, góp phần đưa thị trường phát triển ổn định và hiệu quả hơn,” ông Hoàng nói.
Về phía nguồn cung cấp vốn, nhiều ngân hàng cũng thừa nhận, mức lãi suất hiện nay tạm thời hợp lý đối với người gửi tiền, nhưng lãi suất cho vay quả thực là các doanh nghiệp đang phải chịu những mức tương đối cao. Với mức lãi suất vay vốn cao như hiện nay thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ phải tính toán rất cẩn trọng để đảm bảo hiệu quả nguồn vốn.
Chính vì vậy, bà Nguyễn Minh Thu, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank) khuyến nghị các doanh nghiệp, trong bối cảnh lãi suất cao, doanh nghiệp cần tính toán và xây dựng kế hoạch kinh doanh kỹ trước khi có quyết định vay. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn cho những dự án đang triển khai là không thể tránh được. Với nhu cầu dài hạn, có thể tính toán lại để điều chỉnh cho phù hợp hơn, nhất là hạn mức cần vay, thời hạn vay thế nào cho hợp lý, thậm chí cân nhắc giữa tiến độ dự án với ảnh hưởng của chi phí vay vốn lãi suất cao./.
Lựa chọn mục tiêu
Những yếu tố để hỗ trợ giảm lãi suất đang hẹp dần, thay vào đó là tín hiệu mới về việc siết chặt tiền tệ để chống lạm phát. Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp điều chỉnh tỷ giá USD và VND, các chuyên gia đã cảnh báo, lãi suất khó giảm.
Theo tiến sĩ Vũ Đình Ánh - Viện Nghiên cứu Khoa học giá cả (Bộ Tài chính), sau tỷ giá sẽ đến giá điện và than tăng... khiến lạm phát 2011 rất khó lường. Với tình thế lạm phát như hiện nay thì việc giảm lãi suất sẽ là "nhiệm vụ bất khả thi".
Cũng vì lẽ đó mà "lời hứa" của Thống đốc Nguyễn Văn Giàu tại buổi gặp gỡ báo chí cuối năm "nếu như CPI của tháng 2 tăng 1,4% thì sẽ có cơ sở để hạ lãi suất xuống,” đến thời điểm này cũng chưa thể thực hiện được khi mà CPI tháng 2 của Hà Nội vừa mới công bố tăng 1,98% và Thành phố Hồ Chí Minh tăng 1,61%. Như vậy, CPI cả nước cũng sẽ tăng hơn nhiều so với con số 1,4%!
Trên thực tế, để kiểm soát lạm phát thì tăng lãi suất để hút bớt tiền trong lưu thông là một trong những giải pháp được cho là hữu hiệu. Nhưng theo các chuyên gia, lãi suất cao không thể đổ lỗi hết cho lạm phát mà còn phụ thuộc vào cung-cầu vốn trên thị trường cũng như khả năng cung ứng tiền của Ngân hàng Nhà nước.
Trong khi đó, hiện các ngân hàng nhỏ rất khó tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ của Ngân hàng Nhà nước, vì thiếu các loại giấy tờ có giá để thế chấp như những ngân hàng lớn. Do đó, cuộc đua lãi suất để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi ở thị trường 1 (thị trường dân cư) lại càng nóng.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng nhận định, lãi suất huy động VND vẫn sẽ được duy trì ở mức 14%/năm như hiện nay. Nếu khuyến khích giảm lãi suất thì vô tình lại đẩy lạm phát tăng lên.
"Hơn nữa các ngân hàng thương mại phải tối đa hóa lợi nhuận vốn huy động, nếu chi phí vốn cao, rất khó giảm mặt bằng lãi suất xuống sâu. Mặt khác, các ngân hàng còn phải chịu sức ép lợi nhuận từ cổ đông nên lãi suất vẫn là một bài toàn khó," ông Hưng nói.
Doanh nghiệp đau đầu
Tăng lãi suất huy động, người gửi tiền sẽ được lợi, song lại đẩy doanh nghiệp vào chỗ khó. Mặc dù niêm yết công khai mức lãi suất huy động VND cao nhất chỉ 14%/năm, song trên thực tế, lãi suất đã được nhiều ngân hàng đẩy lên mức cao hơn, 15-16%/năm. Như vậy, các ngân hàng sẽ phải cho vay ra với lãi suất 18-19%/năm, thậm chí 20-21%/năm.
"Lãi suất cho vay cao thì đương nhiên doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ, nếu lãi bình quân của doanh nghiệp rơi vào khoảng khoảng 22-25% trong khi lãi suất cho vay từ 19-20% thì doanh nghiệp sẽ rất khó để trụ được," tiến sĩ Nguyễn Minh Phong - Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế-Xã hội Hà Nội, nhấn mạnh.
Với mức lãi suất này, khó có doanh nghiệp nào gánh nổi trong bối cảnh giá của nhiều loại hàng hóa chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cũng như tác động của việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Lãi suất vay tăng, cộng với chi phí hàng hóa bị đội lên, doanh nghiệp sẽ buộc phải tăng giá thành sản phẩm để bù lỗ.
Ông Vũ Dương Bình-Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Cương-Hoàng Bình chia sẻ: "Khi đã đầu tư kinh doanh thì ví như chúng tôi đã cưỡi lên lưng hổ, dù có thế nào thì vẫn phải phi. Nhưng việc áp mức lãi cao thế này sẽ làm doanh nghiệp chúng tôi mất nhuệ khí, không muốn làm."
Theo ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Vinaland, trong thời điểm này, do áp lực về vĩ mô, bắt buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Ngay cả việc điều chỉnh tỷ giá vừa qua cũng là một việc bất khả kháng vì mục tiêu vĩ mô. Nhiều doanh nghiệp theo đó sẽ phải thu hẹp sản xuất, cố thủ.
“Nhưng vì mục tiêu vĩ mô, kiềm chế lạm phát nên chúng ta phải tăng lãi suất, chấp nhận hạn chế tăng trưởng, giảm chi tiêu… Thế nhưng, mặt khác ở góc độ nào đấy, tăng lãi suất cũng là cơ hội để thanh lọc những doanh nghiệp không có năng lực, góp phần đưa thị trường phát triển ổn định và hiệu quả hơn,” ông Hoàng nói.
Về phía nguồn cung cấp vốn, nhiều ngân hàng cũng thừa nhận, mức lãi suất hiện nay tạm thời hợp lý đối với người gửi tiền, nhưng lãi suất cho vay quả thực là các doanh nghiệp đang phải chịu những mức tương đối cao. Với mức lãi suất vay vốn cao như hiện nay thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ phải tính toán rất cẩn trọng để đảm bảo hiệu quả nguồn vốn.
Chính vì vậy, bà Nguyễn Minh Thu, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank) khuyến nghị các doanh nghiệp, trong bối cảnh lãi suất cao, doanh nghiệp cần tính toán và xây dựng kế hoạch kinh doanh kỹ trước khi có quyết định vay. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn cho những dự án đang triển khai là không thể tránh được. Với nhu cầu dài hạn, có thể tính toán lại để điều chỉnh cho phù hợp hơn, nhất là hạn mức cần vay, thời hạn vay thế nào cho hợp lý, thậm chí cân nhắc giữa tiến độ dự án với ảnh hưởng của chi phí vay vốn lãi suất cao./.
Minh Thúy (Vietnam+)