Hãng bảo mật Kaspersky tại Việt Nam ngày 13/11 đã công bố 10 sản phẩm công nghệ dễ bị hacker tấn công trong quý 3/2012.
Trong 10 sản phẩm dễ bị tấn công bao gồm 2 sản phẩm của Oracle Java (Multiple, Three), 5 sản phẩm của Adobe (Flash, Reader, Shockware, Player, Acrobat), 2 sản phẩm của Apple (Quicktime, iTunes) và Nullsoft (Winamp).
Kaspersky cũng ghi nhận cơ chế cập nhật tự động được đưa vào các phiên bản gần đây của Windows giúp cho hệ điều hành này không còn nằm trong danh sách 10 sản phẩm dễ bị tấn công.
Cũng theo hãng bảo mật này, các sự cố quan trọng nhất trong quý 3 có liên quan đến hoạt động của các phần mềm độc hại như Madi, Gauss và Flame.
Cụ thể, chiến dịch tấn công vào các hệ thống máy tính của Madi đã được triển khai gần một năm và mục tiêu là các cơ sở hạ tầng của các công ty kỹ thuật, các tổ chức chính phủ, ngân hàng và các trường đại học ở Trung Đông.
Phần mềm độc hại Gauss phức tạp hơn so với các loại khác và được các chuyên gia phân loại là vũ khí mạng. Chứa đựng các phần mềm độc hại khác, Gauss sẽ lấy cắp một loạt các thông tin khác nhau về tài khoản ngân hàng trực tuyến của người sử dụng các máy tính bị nhiễm độc...
Ngoài ra, Kaspersky cũng cho biết số lượng phần mềm độc hại tại Nga là 23.2%, Mỹ 20,3%.
Nếu như trong quý 2, danh sách 20 quốc gia hàng đầu có các máy tính bị nhiễm bệnh thông qua Internet bao gồm các nước Liên Xô cũ, châu Phi và Đông Nam Á thì ở quý 3, các quốc gia hàng đầu bị nhiễm bệnh lại gồm 2 nước Nam Âu là Ý (36,5%) và Tây Ban Nha (37,4%)./.
Trong 10 sản phẩm dễ bị tấn công bao gồm 2 sản phẩm của Oracle Java (Multiple, Three), 5 sản phẩm của Adobe (Flash, Reader, Shockware, Player, Acrobat), 2 sản phẩm của Apple (Quicktime, iTunes) và Nullsoft (Winamp).
Kaspersky cũng ghi nhận cơ chế cập nhật tự động được đưa vào các phiên bản gần đây của Windows giúp cho hệ điều hành này không còn nằm trong danh sách 10 sản phẩm dễ bị tấn công.
Cũng theo hãng bảo mật này, các sự cố quan trọng nhất trong quý 3 có liên quan đến hoạt động của các phần mềm độc hại như Madi, Gauss và Flame.
Cụ thể, chiến dịch tấn công vào các hệ thống máy tính của Madi đã được triển khai gần một năm và mục tiêu là các cơ sở hạ tầng của các công ty kỹ thuật, các tổ chức chính phủ, ngân hàng và các trường đại học ở Trung Đông.
Phần mềm độc hại Gauss phức tạp hơn so với các loại khác và được các chuyên gia phân loại là vũ khí mạng. Chứa đựng các phần mềm độc hại khác, Gauss sẽ lấy cắp một loạt các thông tin khác nhau về tài khoản ngân hàng trực tuyến của người sử dụng các máy tính bị nhiễm độc...
Ngoài ra, Kaspersky cũng cho biết số lượng phần mềm độc hại tại Nga là 23.2%, Mỹ 20,3%.
Nếu như trong quý 2, danh sách 20 quốc gia hàng đầu có các máy tính bị nhiễm bệnh thông qua Internet bao gồm các nước Liên Xô cũ, châu Phi và Đông Nam Á thì ở quý 3, các quốc gia hàng đầu bị nhiễm bệnh lại gồm 2 nước Nam Âu là Ý (36,5%) và Tây Ban Nha (37,4%)./.
Trung Hiền (Vietnam+)