Chính phủ Mỹ vừa công bố một chính sách mới với tên gọi "chính sách bảo toàn sự nguyên vẹn về khoa học," trong đó nêu rõ "các quan chức chính trị không được gây áp lực hoặc làm thay đổi các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ."
Ngày 17/12, Giám đốc Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ John Holdren đã công bố văn bản dài bốn trang trên. Văn bản trở thành tài liệu hướng dẫn cho các cơ quan liên bang, cho phép những cơ quan này 120 ngày để báo cáo việc thực hiện các chính sách.
Chính sách trên được xây dựng sau khi xảy ra một số vụ việc gây tranh cãi về khoa học trong thời kỳ cựu Tổng thống George Bush. Trong các vụ này, nhiều quan chức bị chỉ trích vì đã liên tục gây sức ép, thậm chí làm thay đổi các kết quả nghiên cứu khoa học, đặc biệt là về biến đổi khí hậu, để phù hợp với quan điểm chính trị của Nhà Trắng.
Tháng 3/2009, khi Tổng thống Barack Obama bãi bỏ những hạn chế của chính quyền tiền nhiệm về nghiên cứu tế bào gốc, ông đã đưa ra một số nguyên tắc nhằm "đảm bảo tính chính xác của khoa học trong các cơ quan hành pháp," và tuyên bố "chúng ta đưa ra các quyết định khoa học dựa trên sự thật, chứ không phải hệ tư tưởng."
Phản ứng trong giới khoa học Mỹ cũng rất khác nhau trước chính sách mới. Trong khi một số nhà khoa học tỏ ra lạc quan vì hướng dẫn mới cho phép họ được công bố công khai các kết quả nghiên cứu, một số khác lại khá thất vọng.
Tiến sỹ Francesca Grifo cho rằng ngôn ngữ trong văn bản mới không ngăn được việc tái diễn trường hợp năm 2006, khi Viện nghiên cứu vũ trụ Goddard của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) buộc tội các quan chức Nhà Trắng, đã tìm cách ngăn cản viện công bố các kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa thải khí cácbon điôxít với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu./.
Ngày 17/12, Giám đốc Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ John Holdren đã công bố văn bản dài bốn trang trên. Văn bản trở thành tài liệu hướng dẫn cho các cơ quan liên bang, cho phép những cơ quan này 120 ngày để báo cáo việc thực hiện các chính sách.
Chính sách trên được xây dựng sau khi xảy ra một số vụ việc gây tranh cãi về khoa học trong thời kỳ cựu Tổng thống George Bush. Trong các vụ này, nhiều quan chức bị chỉ trích vì đã liên tục gây sức ép, thậm chí làm thay đổi các kết quả nghiên cứu khoa học, đặc biệt là về biến đổi khí hậu, để phù hợp với quan điểm chính trị của Nhà Trắng.
Tháng 3/2009, khi Tổng thống Barack Obama bãi bỏ những hạn chế của chính quyền tiền nhiệm về nghiên cứu tế bào gốc, ông đã đưa ra một số nguyên tắc nhằm "đảm bảo tính chính xác của khoa học trong các cơ quan hành pháp," và tuyên bố "chúng ta đưa ra các quyết định khoa học dựa trên sự thật, chứ không phải hệ tư tưởng."
Phản ứng trong giới khoa học Mỹ cũng rất khác nhau trước chính sách mới. Trong khi một số nhà khoa học tỏ ra lạc quan vì hướng dẫn mới cho phép họ được công bố công khai các kết quả nghiên cứu, một số khác lại khá thất vọng.
Tiến sỹ Francesca Grifo cho rằng ngôn ngữ trong văn bản mới không ngăn được việc tái diễn trường hợp năm 2006, khi Viện nghiên cứu vũ trụ Goddard của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) buộc tội các quan chức Nhà Trắng, đã tìm cách ngăn cản viện công bố các kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa thải khí cácbon điôxít với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)