Gần 1 năm sau cuộc đột kích của Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden gây xôn xao thế giới, các quan chức tình báo Mỹ đánh giá mặc dù mạng lưới Al-Qaeda của tên trùm này tại Pakistan "về cơ bản đã không còn" song các chi nhánh của tổ chức này vẫn đang là mối đe dọa lớn.
Phát biểu ngày 27/4, một quan chức chống khủng bố giấu tên của Mỹ cho rằng nòng cốt của Al-Qaeda khó có thể tập trung các nguồn lực, công tác huấn luyện, nhân tài, tiền bạc để thực hiện lại vụ tấn công tương tự vụ 11/9/2001 (nhằm vào nước Mỹ)".
Theo quan chức này, mặc dù còn qua sớm để tuyên bố thắng lợi, song nhiều ý kiến lập luận rằng tổ chức gây ra vụ đánh bom 11/9 "về cơ bản đã không còn".
Tuy nhiên ông cũng cảnh báo phong trào này cùng với hệ tư tưởng thánh chiến hồi giáo trên toàn cầu và triết lý của Bin Laden vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi ngoài Pakistan.
Trong khi đó, Phó giám đốc văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Robert Cardillo cũng cho biết giới chức nước này tin rằng khả năng xảy ra các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học, sinh học, hạt nhân cũng không cao trong năm 2013.
Theo ông Cardillo, tổ chức nòng cốt mà Bin Laden lập nên đã phải hứng chịu hàng loạt thất bại do các cuộc nổi dậy "Mùa xuân Arập" tại Syria cũng như tại các quốc gia Hồi giáo khác.
Tuy nhiên, theo các quan chức trên, tính "phân quyền" của mạng lưới Al-Qaeda đồng nghĩa với việc các chi nhánh khu vực của tổ chức này vẫn có thể thực hiện các vụ tấn công khủng bố.
Các quan chức này lưu ý rằng trong số các chi nhánh của Al-Qaeda, nhánh tại Yemen là nguy hiểm nhất và đã tăng cường sức mạnh nhờ tận dụng sự bất ổn tại quốc gia này.
Bên cạnh đó, hai quan chức cũng cảnh báo chiến thuật "sói đơn độc" lấy cảm hứng từ phong trào Al-Qaeda cũng là một thách thức đối với nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố trên toàn cầu.
Đơn cử như vụ xả súng tại một trường học Pháp do tay súng Mohamed Merah tiến hành hồi tháng trước là một hành động khủng bố khó ngăn chặn.
Ngày 1/5/2011, người Mỹ hân hoan ăn mừng sự kiện trùm khủng bố Bin Laden, kẻ được cho là chủ mưu đứng đằng sau vụ tấn công khủng bố 11/9, đã bị tiêu diệt.
Tuy nhiên, cái chết của thủ lĩnh Al-Qaeda lại thổi bùng lên tâm lý chống Mỹ trong thế giới Hồi giáo, đặc biệt là ở Pakistan nơi Bin Laden ẩn nấp trước khi bị tiêu diệt./.
Phát biểu ngày 27/4, một quan chức chống khủng bố giấu tên của Mỹ cho rằng nòng cốt của Al-Qaeda khó có thể tập trung các nguồn lực, công tác huấn luyện, nhân tài, tiền bạc để thực hiện lại vụ tấn công tương tự vụ 11/9/2001 (nhằm vào nước Mỹ)".
Theo quan chức này, mặc dù còn qua sớm để tuyên bố thắng lợi, song nhiều ý kiến lập luận rằng tổ chức gây ra vụ đánh bom 11/9 "về cơ bản đã không còn".
Tuy nhiên ông cũng cảnh báo phong trào này cùng với hệ tư tưởng thánh chiến hồi giáo trên toàn cầu và triết lý của Bin Laden vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi ngoài Pakistan.
Trong khi đó, Phó giám đốc văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Robert Cardillo cũng cho biết giới chức nước này tin rằng khả năng xảy ra các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học, sinh học, hạt nhân cũng không cao trong năm 2013.
Theo ông Cardillo, tổ chức nòng cốt mà Bin Laden lập nên đã phải hứng chịu hàng loạt thất bại do các cuộc nổi dậy "Mùa xuân Arập" tại Syria cũng như tại các quốc gia Hồi giáo khác.
Tuy nhiên, theo các quan chức trên, tính "phân quyền" của mạng lưới Al-Qaeda đồng nghĩa với việc các chi nhánh khu vực của tổ chức này vẫn có thể thực hiện các vụ tấn công khủng bố.
Các quan chức này lưu ý rằng trong số các chi nhánh của Al-Qaeda, nhánh tại Yemen là nguy hiểm nhất và đã tăng cường sức mạnh nhờ tận dụng sự bất ổn tại quốc gia này.
Bên cạnh đó, hai quan chức cũng cảnh báo chiến thuật "sói đơn độc" lấy cảm hứng từ phong trào Al-Qaeda cũng là một thách thức đối với nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố trên toàn cầu.
Đơn cử như vụ xả súng tại một trường học Pháp do tay súng Mohamed Merah tiến hành hồi tháng trước là một hành động khủng bố khó ngăn chặn.
Ngày 1/5/2011, người Mỹ hân hoan ăn mừng sự kiện trùm khủng bố Bin Laden, kẻ được cho là chủ mưu đứng đằng sau vụ tấn công khủng bố 11/9, đã bị tiêu diệt.
Tuy nhiên, cái chết của thủ lĩnh Al-Qaeda lại thổi bùng lên tâm lý chống Mỹ trong thế giới Hồi giáo, đặc biệt là ở Pakistan nơi Bin Laden ẩn nấp trước khi bị tiêu diệt./.
(TTXVN)