Ngày 4/12, Nhà Trắng và phe Cộng hòa tại Quốc hội tiếp tục công kích lập trường đàm phán của nhau trong vấn đề ngân sách, song giới phân tích cho rằng đằng sau những lời lẽ cứng rắn, hai bên vẫn có một số quan điểm tương đồng trong đề xuất ngân sách của mình.
Điều này giúp tạo cơ sở cho một thỏa thuận dài hạn để tránh hiểm họa "vách đá tài chính," bởi một khi có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, kế hoạch cắt giảm chi tiêu ngân sách và tăng thuế (tự động) trị giá 600 tỷ USD này có nguy cơ đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào suy thoái trở lại.
Nhà Trắng và phe Cộng hòa tại Quốc hội hiện vẫn bất đồng về vấn đề tăng thuế đối với thiểu số 2% người giàu nhất nước Mỹ và vấn đề cắt giảm chi ngân sách cho các chương trình phúc lợi xã hội.
Tuy nhiên, hai bên hiện đều thừa nhận rằng thu ngân sách từ thuế và giảm chi ngân sách là những yếu tố cần thiết trong bất kỳ thỏa thuận ngân sách nào.
Nếu cuộc thương thảo giữa hai bên thành công, điều này có thể là nhờ Chủ tịch Hạ viện John Boehner chịu nhượng bộ trong vấn đề tăng thuế đối với những người giàu nhất nước.
Đổi lại Nhà Trắng sẽ phải nhún nhường trong việc giảm chi ngân sách cho Medicare, chương trình chăm sóc y tế liên bang dành cho người già, cũng như có một số thay đổi cho chương trình An sinh Xã hội (chương trình lương hưu chính phủ).
Trọng tâm của cuộc thương thảo về vấn đề ngân sách giữa Nhà Trắng và phe Cộng hòa tập trung vào ba điểm là liệu có nên tăng thuế đối với những người nộp thuế có thu nhập cao nhất, cắt giảm chi ngân sách ở mức độ nào cho các chương trình phúc lợi xã hội như Medicare và giải quyết ra sao vấn đề nâng mức trần nợ công của chính phủ vào đầu năm tới. Trong đó, vấn đề thuế nổi lên là một trong những vấn đề hóc búa nhất, bởi Tổng thống Barack Obama vẫn khăng khăng tăng thuế đối đối những người giàu nhất nước này, trong khi Chủ tịch Hạ viện Boehner kiên định với quan điểm không nên thực thi điều này.
Thay vào đó, ông đã đề xuất tăng thuế trị giá 800 tỷ USD thông qua "chương trình cải cách thuế theo hướng hỗ trợ tăng trưởng" nhằm góp phần cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Một ngày trước đó, ông Boehner đã gửi lên Nhà Trắng kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách trị giá 2.200 tỷ USD trong 10 năm tới.
Tuy nhiên, ngay sau đó người phát ngôn Nhà Trắng, Jay Carney, nói rằng đề xuất của phe Cộng hòa là một bước thụt lùi so với những kết quả đã đạt được qua hàng loạt cuộc đàm phán hồi tuần trước. Bản thân trong nội bộ đảng Cộng hòa cũng xuất hiện một số mâu thuẫn.
Thượng nghị sỹ Jim DeMint thuộc đảng Cộng hòa bang South Carolina cho rằng kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách của đảng Cộng hòa nói trên sẽ là một thảm họa vì nó không chỉ "làm mất công ăn việc làm mà còn cho phép các nhà chính trị ở thủ đô Washington chi tiền nhiều hơn."
Việc Nhà Trắng và phe Cộng hòa tại Quốc hội chưa chịu nhượng bộ về vấn đề ngân sách để giúp đất nước tránh được "vách đá tài chính" đang không khỏi khiến cho người dân Mỹ thất vọng.
Theo kết quả cuộc thăm dò chung của Washington Post/Pew Research Center vừa công bố ngày 4/12, 49% người Mỹ được hỏi cho rằng Nhà Trắng và phe Cộng hòa từ nay đến cuối năm khó đạt được thỏa thuận về cắt giảm chi tiêu và cải cách bộ luật thuế.
Nếu tình huống này xảy ra, 53% cho rằng trách nhiệm này thuộc về đảng Cộng hòa và 27% đổ lỗi cho chính quyền của Tổng thống Obama./.
Điều này giúp tạo cơ sở cho một thỏa thuận dài hạn để tránh hiểm họa "vách đá tài chính," bởi một khi có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, kế hoạch cắt giảm chi tiêu ngân sách và tăng thuế (tự động) trị giá 600 tỷ USD này có nguy cơ đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào suy thoái trở lại.
Nhà Trắng và phe Cộng hòa tại Quốc hội hiện vẫn bất đồng về vấn đề tăng thuế đối với thiểu số 2% người giàu nhất nước Mỹ và vấn đề cắt giảm chi ngân sách cho các chương trình phúc lợi xã hội.
Tuy nhiên, hai bên hiện đều thừa nhận rằng thu ngân sách từ thuế và giảm chi ngân sách là những yếu tố cần thiết trong bất kỳ thỏa thuận ngân sách nào.
Nếu cuộc thương thảo giữa hai bên thành công, điều này có thể là nhờ Chủ tịch Hạ viện John Boehner chịu nhượng bộ trong vấn đề tăng thuế đối với những người giàu nhất nước.
Đổi lại Nhà Trắng sẽ phải nhún nhường trong việc giảm chi ngân sách cho Medicare, chương trình chăm sóc y tế liên bang dành cho người già, cũng như có một số thay đổi cho chương trình An sinh Xã hội (chương trình lương hưu chính phủ).
Trọng tâm của cuộc thương thảo về vấn đề ngân sách giữa Nhà Trắng và phe Cộng hòa tập trung vào ba điểm là liệu có nên tăng thuế đối với những người nộp thuế có thu nhập cao nhất, cắt giảm chi ngân sách ở mức độ nào cho các chương trình phúc lợi xã hội như Medicare và giải quyết ra sao vấn đề nâng mức trần nợ công của chính phủ vào đầu năm tới. Trong đó, vấn đề thuế nổi lên là một trong những vấn đề hóc búa nhất, bởi Tổng thống Barack Obama vẫn khăng khăng tăng thuế đối đối những người giàu nhất nước này, trong khi Chủ tịch Hạ viện Boehner kiên định với quan điểm không nên thực thi điều này.
Thay vào đó, ông đã đề xuất tăng thuế trị giá 800 tỷ USD thông qua "chương trình cải cách thuế theo hướng hỗ trợ tăng trưởng" nhằm góp phần cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Một ngày trước đó, ông Boehner đã gửi lên Nhà Trắng kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách trị giá 2.200 tỷ USD trong 10 năm tới.
Tuy nhiên, ngay sau đó người phát ngôn Nhà Trắng, Jay Carney, nói rằng đề xuất của phe Cộng hòa là một bước thụt lùi so với những kết quả đã đạt được qua hàng loạt cuộc đàm phán hồi tuần trước. Bản thân trong nội bộ đảng Cộng hòa cũng xuất hiện một số mâu thuẫn.
Thượng nghị sỹ Jim DeMint thuộc đảng Cộng hòa bang South Carolina cho rằng kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách của đảng Cộng hòa nói trên sẽ là một thảm họa vì nó không chỉ "làm mất công ăn việc làm mà còn cho phép các nhà chính trị ở thủ đô Washington chi tiền nhiều hơn."
Việc Nhà Trắng và phe Cộng hòa tại Quốc hội chưa chịu nhượng bộ về vấn đề ngân sách để giúp đất nước tránh được "vách đá tài chính" đang không khỏi khiến cho người dân Mỹ thất vọng.
Theo kết quả cuộc thăm dò chung của Washington Post/Pew Research Center vừa công bố ngày 4/12, 49% người Mỹ được hỏi cho rằng Nhà Trắng và phe Cộng hòa từ nay đến cuối năm khó đạt được thỏa thuận về cắt giảm chi tiêu và cải cách bộ luật thuế.
Nếu tình huống này xảy ra, 53% cho rằng trách nhiệm này thuộc về đảng Cộng hòa và 27% đổ lỗi cho chính quyền của Tổng thống Obama./.
Như Mai (TTXVN)