Giá các hàng hóa mặc dù tăng trong phiên giao dịch ngày 31/10, nhưng nếu tính chung cả tháng 10 vừa qua thì đây vẫn là tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 5/2012, do nhà đầu tư lo ngại nhu cầu đối với các nguyên liệu thô có nguy cơ co lại.
Phiên 31/10, giá hàng hóa tăng theo đà đi lên của chứng khoán (vốn được hậu thuẫn bởi báo cáo lạc quan về tình hình thu nhập của các doanh nghiệp). Thêm vào đó, việc đồng USD yếu đi so với đồng euro cũng khiến các hàng hóa được giao dịch bằng đồng tiền xanh trở nên rẻ hơn đối với các nhà đầu tư châu Âu.
Chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB ước giảm hơn 4% trong tháng 10/2012, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 5/2012, thời điểm CRB giảm tới gần 11%.
Trong quý 3/2012, giá hàng hóa bước vào giai đoạn phục hồi, nhờ chiến lược nới lỏng tiền tệ của một số ngân hàng trung ương lớn, nhưng sau đó, trọng tâm của thị trường lại quay về sức tăng trưởng yếu ớt của kinh tế toàn cầu và nhu cầu ảm đạm đối với các loại hàng hoá.
Các chuyên gia phân tích dự báo, thị trường hàng hóa sang quý 4/2012 sẽ rơi vào cảnh bấp bênh khi nước Mỹ phải đối mặt với "vực thẳm tài chính" - nhân tố có thể đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới trượt vào suy thoái.
Ngoài ra, thị trường còn bị chi phối bởi tình hình chính trị ở Trung Quốc, nước tiêu thụ nguyên liệu thô hàng đầu thế giới, nơi sắp có bước chuyển giao bộ máy lãnh đạo.
Thị trường ngũ cốc đi lên sau khi Ai Cập - nhà nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới - đã "ôm" một lượng lớn hàng từ Rumani, Nga và Pháp.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT-Mỹ), giá lúa mỳ giao tháng 12/2012 tăng 1,7%, trong khi giá ngô giao cùng kỳ cũng tăng 1,7%; còn giá đậu tương giao tháng 1/2013 tăng 1%.
Theo các nhà giao dịch, giá ngô Mỹ phiên 31/10 vọt lên mức cao nhất của một tuần do nhờ hoạt động mua vào mang yếu tố kỹ thuật và nhu cầu xuất khẩu của Mỹ dự kiến tăng.
Cũng trong phiên 31/10 tại thị trường Mỹ, giá cà phê chè (arabica) tại các giao dịch kỳ hạn giảm, do Brazil đẩy mạnh hoạt động bán ra, trong khi thời tiết khô hạn đang hậu thuẫn cho vụ thu hoạch mía đường tại nước này và gây sức ép với giá đường./.
Phiên 31/10, giá hàng hóa tăng theo đà đi lên của chứng khoán (vốn được hậu thuẫn bởi báo cáo lạc quan về tình hình thu nhập của các doanh nghiệp). Thêm vào đó, việc đồng USD yếu đi so với đồng euro cũng khiến các hàng hóa được giao dịch bằng đồng tiền xanh trở nên rẻ hơn đối với các nhà đầu tư châu Âu.
Chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB ước giảm hơn 4% trong tháng 10/2012, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 5/2012, thời điểm CRB giảm tới gần 11%.
Trong quý 3/2012, giá hàng hóa bước vào giai đoạn phục hồi, nhờ chiến lược nới lỏng tiền tệ của một số ngân hàng trung ương lớn, nhưng sau đó, trọng tâm của thị trường lại quay về sức tăng trưởng yếu ớt của kinh tế toàn cầu và nhu cầu ảm đạm đối với các loại hàng hoá.
Các chuyên gia phân tích dự báo, thị trường hàng hóa sang quý 4/2012 sẽ rơi vào cảnh bấp bênh khi nước Mỹ phải đối mặt với "vực thẳm tài chính" - nhân tố có thể đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới trượt vào suy thoái.
Ngoài ra, thị trường còn bị chi phối bởi tình hình chính trị ở Trung Quốc, nước tiêu thụ nguyên liệu thô hàng đầu thế giới, nơi sắp có bước chuyển giao bộ máy lãnh đạo.
Thị trường ngũ cốc đi lên sau khi Ai Cập - nhà nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới - đã "ôm" một lượng lớn hàng từ Rumani, Nga và Pháp.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT-Mỹ), giá lúa mỳ giao tháng 12/2012 tăng 1,7%, trong khi giá ngô giao cùng kỳ cũng tăng 1,7%; còn giá đậu tương giao tháng 1/2013 tăng 1%.
Theo các nhà giao dịch, giá ngô Mỹ phiên 31/10 vọt lên mức cao nhất của một tuần do nhờ hoạt động mua vào mang yếu tố kỹ thuật và nhu cầu xuất khẩu của Mỹ dự kiến tăng.
Cũng trong phiên 31/10 tại thị trường Mỹ, giá cà phê chè (arabica) tại các giao dịch kỳ hạn giảm, do Brazil đẩy mạnh hoạt động bán ra, trong khi thời tiết khô hạn đang hậu thuẫn cho vụ thu hoạch mía đường tại nước này và gây sức ép với giá đường./.
Hương Giang (TTXVN)