Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 6/2 đã kêu gọi Trung Quốc tránh đối đầu và tìm cách đối thoại hòa bình với Nhật Bản cũng như với các nước khác liên quan tới tranh chấp lãnh thổ.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết ông đã yêu cầu các đối tác của mình ở Bắc Kinh tiến hành thương lượng các thỏa thuận khu vực nhằm xoa dịu hàng loạt bất đồng liên quan tới tranh chấp lãnh hải.
Được hỏi về những căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan tới quần đảo Điếu Ngư, mà Nhật Bản gọi là Senkaku, trên biển Hoa Đông sau khi có bài phát biểu tại Đại học Georgetown, Bộ trưởng Panetta đã bày tỏ quan ngại rằng "nước này hay nước khác có thể phản ứng theo cách có thể làm cho khủng hoảng nặng nề hơn."
Theo ông, Trung Quốc, Mỹ và các nước khác nên phối hợp giải quyết những thách thức chung, trong đó có nạn cướp biển, thiên tai và các tranh chấp lãnh thổ.
Căng thẳng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã gia tăng kể từ khi Chính phủ Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và làn sóng biểu tình phản đối Nhật Bản bùng lên ở Trung Quốc. Tiếp sau đó là sự xuất hiện thường xuyên của các tàu Trung Quốc xung quanh quần đảo này.
Theo Tokyo, chỉ trong 4 tháng qua, tàu Trung Quốc đã 21 lần xâm nhập vùng biển mà Nhật Bản coi là thuộc lãnh hải của mình./.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết ông đã yêu cầu các đối tác của mình ở Bắc Kinh tiến hành thương lượng các thỏa thuận khu vực nhằm xoa dịu hàng loạt bất đồng liên quan tới tranh chấp lãnh hải.
Được hỏi về những căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan tới quần đảo Điếu Ngư, mà Nhật Bản gọi là Senkaku, trên biển Hoa Đông sau khi có bài phát biểu tại Đại học Georgetown, Bộ trưởng Panetta đã bày tỏ quan ngại rằng "nước này hay nước khác có thể phản ứng theo cách có thể làm cho khủng hoảng nặng nề hơn."
Theo ông, Trung Quốc, Mỹ và các nước khác nên phối hợp giải quyết những thách thức chung, trong đó có nạn cướp biển, thiên tai và các tranh chấp lãnh thổ.
Căng thẳng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã gia tăng kể từ khi Chính phủ Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và làn sóng biểu tình phản đối Nhật Bản bùng lên ở Trung Quốc. Tiếp sau đó là sự xuất hiện thường xuyên của các tàu Trung Quốc xung quanh quần đảo này.
Theo Tokyo, chỉ trong 4 tháng qua, tàu Trung Quốc đã 21 lần xâm nhập vùng biển mà Nhật Bản coi là thuộc lãnh hải của mình./.
(TTXVN)