Theo AP, các quan chức phụ trách viện trợ của Mỹ ngày 28/4 cho biết họ sẽ khôi phục chương trình phát triển cho người Palestine sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama chấm dứt việc phong tỏa nguồn quỹ đã dẫn đến việc đình trệ dự án Sesame Street và các dự án khác, coi động thái này là vì "lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ."
Một quan chức giấu tên thuộc Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) xác nhận việc 147 triệu USD, dùng để chi cho các dự án cơ sở hạ tầng, giáo dục, viện trợ nhân đạo và y tế của người Palestine đã được khôi phục.
Tuy nhiên, quan chức này không nói cụ thể liệu dự án Sesame Street sẽ được nối lại hay không.
Palestine đã nỗ lực để được quốc tế công nhận thông qua việc xin gia nhập Liên hợp quốc, nhưng không hội tụ đủ sự ủng hộ.
Tháng 10/2011, Hạ nghị sỹ Mỹ Ileana Ros-Lehtinen đã phong tỏa khoản viện trợ 192 triệu USD dành cho người Palestine như một lệnh trừng phạt đối với việc họ đệ đơn xin trở thành thành viên Liên hợp quốc vào tháng 9/2011.
Mỹ phản đối ý định này của Palestine vì muốn thông qua đàm phán để giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestine. Bà Ros-Lehtinen đã sử dụng quyền lực của mình với tư cách một người làm luật để phong tỏa khoản tiền mà Quốc hội đã phê chuẩn.
Sau đó, Quốc hội Mỹ đã giải phóng khoảng tiền 45 triệu USD dành cho Palestine và đến tháng Ba vừa qua đã giải phóng tiếp 88,6 triệu USD, nhưng với những hạn chế nghiêm ngặt rằng khoản tiền này không thể sử dụng vào xây dựng đường sá hoặc viện trợ cho Gaza.
Nghị sỹ Palestine Abdallah Abdallah cho rằng khoản viện trợ trên "rõ ràng sẽ góp phần vào cải thiện tình hình kinh tế, nhưng không phải là một sự thay thế cho chính sách sai lầm của Mỹ." Ông cho rằng Mỹ đã "bất lực" khi chỉ trích các chính sách của Israel, như xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây.
Trong thập kỷ qua, mỗi năm Mỹ viện trợ khoảng 500 triệu USD cho người Palestine, trong đó có hàng triệu USD dành để huấn luyện lực lượng an ninh./.
Một quan chức giấu tên thuộc Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) xác nhận việc 147 triệu USD, dùng để chi cho các dự án cơ sở hạ tầng, giáo dục, viện trợ nhân đạo và y tế của người Palestine đã được khôi phục.
Tuy nhiên, quan chức này không nói cụ thể liệu dự án Sesame Street sẽ được nối lại hay không.
Palestine đã nỗ lực để được quốc tế công nhận thông qua việc xin gia nhập Liên hợp quốc, nhưng không hội tụ đủ sự ủng hộ.
Tháng 10/2011, Hạ nghị sỹ Mỹ Ileana Ros-Lehtinen đã phong tỏa khoản viện trợ 192 triệu USD dành cho người Palestine như một lệnh trừng phạt đối với việc họ đệ đơn xin trở thành thành viên Liên hợp quốc vào tháng 9/2011.
Mỹ phản đối ý định này của Palestine vì muốn thông qua đàm phán để giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestine. Bà Ros-Lehtinen đã sử dụng quyền lực của mình với tư cách một người làm luật để phong tỏa khoản tiền mà Quốc hội đã phê chuẩn.
Sau đó, Quốc hội Mỹ đã giải phóng khoảng tiền 45 triệu USD dành cho Palestine và đến tháng Ba vừa qua đã giải phóng tiếp 88,6 triệu USD, nhưng với những hạn chế nghiêm ngặt rằng khoản tiền này không thể sử dụng vào xây dựng đường sá hoặc viện trợ cho Gaza.
Nghị sỹ Palestine Abdallah Abdallah cho rằng khoản viện trợ trên "rõ ràng sẽ góp phần vào cải thiện tình hình kinh tế, nhưng không phải là một sự thay thế cho chính sách sai lầm của Mỹ." Ông cho rằng Mỹ đã "bất lực" khi chỉ trích các chính sách của Israel, như xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây.
Trong thập kỷ qua, mỗi năm Mỹ viện trợ khoảng 500 triệu USD cho người Palestine, trong đó có hàng triệu USD dành để huấn luyện lực lượng an ninh./.
(Vietnam+)