Mỹ không giảm thêm thuế cho Trung Quốc đến sau tháng 11 năm nay

Bất kỳ động thái nào của Washington nhằm giảm thuế đánh vào hàng hóa của Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào việc Bắc Kinh có tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 hay không.
Mỹ không giảm thêm thuế cho Trung Quốc đến sau tháng 11 năm nay ảnh 1Hàng hóa Trung Quốc tại cảng Long Beach, bang California, Mỹ. (Nguồn: THX/TTXVN)

Trang mạng bloomberg.com đưa tin các loại thuế quan đang được áp đối với hàng tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sắp vào Mỹ có thể sẽ được giữ nguyên cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.

Và bất kỳ động thái nào của Washington nhằm giảm thuế đánh vào hàng hóa của Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào việc Bắc Kinh có tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 hay không.

Hai bên hiểu rằng còn chưa đầy 10 tháng sau khi ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 tại Nhà Trắng ngày 15/1, Mỹ sẽ đánh giá tiến độ và có khả năng xem xét cắt giảm thêm thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 360 tỷ USD.

Diễn biến mới nhất

Đánh giá tiến độ, không được ghi rõ trong nội dung thỏa thuận, sẽ cung cấp cho chính quyền Trump thời gian để kiểm chứng sự tuân thủ của Trung Quốc đối với các điều khoản của thỏa thuận.

Phát biểu với các phóng viên hôm 14/1, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho rằng không có bất kỳ con đường nào để Trung Quốc giành được việc Mỹ giảm thuế quan trước khi hai nước đạt được thỏa thuận giai đoạn 2.

Ông nói thêm rằng thời gian biểu giảm thuế và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020 không liên quan đến nhau.

[Tổng thống Trump: Thỏa thuận Mỹ-Trung 'tốt hơn nhiều' so với mong đợi]

Ông Mnuchin nhấn mạnh: “Những mức thuế này sẽ được giữ nguyên cho đến khi có giai đoạn 2. Nếu tổng thống nhanh chóng có được giai đoạn 2, ông sẽ xem xét giảm thuế như là một phần của giai đoạn 2. Nếu không có  thỏa thuận giai đoạn 2 thì sẽ chẳng có giảm thuế. Vì vậy, nó không liên quan đến bầu cử hay bất kỳ điều gì khác. Không có thỏa thuận nào là bí mật.”

Trước đó, các quan chức Mỹ cho biết họ sẽ công bố nội dung thỏa thuận giai đoạn 1 dày 86 trang ngay sau lễ ký và phủ nhận về việc có kế hoạch cắt giảm thuế hơn nữa.

Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và ông Mnuchin cho biết trong một bức thư điện tử chung trả lời cho các câu hỏi hôm 14/1: “Phần không được công khai duy nhất của thỏa thuận này là một phụ lục mật chi tiết về số tiền mua mà đã được miêu tả trước đó. Không có thỏa thuận nào bằng miệng hoặc bằng văn bản giữa Mỹ và Trung Quốc về những vấn đề này, và cũng không có thỏa thuận nào về cắt giảm thuế quan hơn nữa trong tương lai.”

Những thực tế đẹp

Các quan chức chính quyền Mỹ đã giảm bớt mọi tác động tiêu cực của thuế quan đối với nền kinh tế Mỹ.

Trong một bài bình luận trên Tạp chí Phố Wall ngày 14/1, Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cho biết các nhà kinh tế chính thống, trong đó có những nhà kinh tế làm việc tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, đã không giải thích đúng về những gì ông nói, đó là những tác động kinh tế có lợi nhờ thuế quan.

Ông viết: “Người Mỹ nên chào đón sự phân tích này một cách nồng nhiệt-đặc biệt ở khu trung tâm, nơi những sự đoán xấu xí của các nhà dự báo chống thuế quan dường như quá lạc lõng với thực tế tuyệt vời của nền kinh tế Trump.”

Trong những ngày gần đây, chính quyền Mỹ đã cố gắng làm việc theo những cách khác nhau để đặt nền móng cho thỏa thuận này và các cuộc đàm phán về các vấn đề khó khăn như hệ thống trợ cấp nông nghiệp rộng lớn của Trung Quốc dự kiến sẽ được đưa vào giai đoạn đàm phán tiếp theo.

Ngày 13/1, chính quyền Trump đã gỡ mác "thao túng tiền tệ" cho Trung Quốc - một động thái được xem là nhượng bộ Bắc Kinh.

Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản cũng thông báo rằng họ đã đạt được thỏa thuận về các quy tắc toàn cầu mới được đề xuất cho trợ cấp công nghiệp trong một động thái sẽ làm tăng áp lực lên Bắc Kinh về vấn đề này.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc - người đại diện Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 - đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ bao gồm Tom Donohue, người đứng đầu Phòng Thương mại Mỹ và các quan chức từ Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung.

Tin tức cho thấy bất kỳ sự giảm thuế nào hơn nữa là không thể xảy ra trước bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020.

Những mức thuế còn lại

Ông Liu Peiqian, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại công ty Natwest Markets Plc ở Singapore, nói: “Nó không hoàn toàn là tin xấu nếu việc giảm thuế quan được liên kết với việc thực thi các cam kết của Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng thị trường dự kiến sẽ tăng trở lại ngay sau khi Trung Quốc hành động.”

Mỹ đã đồng ý không áp dụng một đợt thuế mới trong tháng 12 vừa qua và giảm thuế cho số hàng hóa Trung Quốc trị giá khoảng 120 tỷ USD như một phần của thỏa thuận.

Tuy nhiên, số phận của những mức thuế còn lại vẫn chưa rõ ràng, theo các nhà kinh tế, chúng có thể tiếp tục là lực cản đối với cả hai nền kinh tế.

Mưu đồ xung quanh thỏa thuận này là rất cao bởi vì Nhà Trắng lâu nay ngăn chặn bất thường việc xem xét công khai các điều khoản trước khi ban hành. Các nhân viên quốc hội được yêu cầu nghiên cứu thỏa thuận này tại những nơi an toàn trong Tòa nhà Quốc hội và không được sao chép.

Và trong hơn một tháng, các quan chức Mỹ nói rằng họ vẫn cố gắng làm việc để dịch các điều khoản này sang và từ tiếng Trung.

Thời gian biểu sẽ cho phép Tổng thống Donald Trump giữ nguyên các khoản thuế hiện tại cho đến khi cử tri quyết định liệu ông có nên có nhiệm kỳ thứ hai hay không.

Ông Trump tuyên bố việc đánh thuế Trung Quốc là một trong những thành tựu kinh tế lớn nhất của ông và tự gán cho mình là “Người Thuế.”

Việc giảm thuế quan cũng là một vấn đề nhạy cảm đối với các thị trường tài chính, vốn xoay quanh sự thay đổi tâm trạng trong suốt cuộc tranh chấp thương mại Mỹ-Trung kéo dài hai năm qua, gây bất ổn cho triển vọng kinh tế toàn cầu.

Sau khi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 có hiệu lực, Mỹ vẫn sẽ duy trì 25% thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc trị giá 250 tỷ USD và mức thuế 7,5% đối với 120 tỷ USD hàng hóa khác.

Trung Quốc đã không cam kết giảm thuế cụ thể theo thỏa thuận này, nhưng thay vào đó tuyên bố sẽ miễn thế cho một số sản phẩm nhất định của Mỹ nhằm đáp ứng mục tiêu thu mua được đặt ra trong thỏa thuận.

Quốc gia châu Á này cũng đã cam kết tăng thu mua các mặt hàng nông sản của Mỹ như đậu tương và thịt lơn, và đưa ra các cam kết mới về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ ép buộc và tiền tệ.

Hồi tuần trước, ông Trump nói rằng các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 có thể bắt đầu ngay lập tức nhưng có thể không kết thúc sau cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 3/11/2020 nơi ông cố gắng tìm kiếm một nhiệm kỳ thứ hai./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục