Mỹ hy vọng các nước tham gia đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ hoàn tất các cuộc thương lượng và đạt được thỏa thuận cuối cùng trong năm sau.
Phát biểu tại thủ đô Washington ngày 11/12, Đại diện Thương mại Mỹ, ông Ron Kirk, bày tỏ lạc quan về triển vọng đáng khích lệ này.
Theo ông, trong nhiệm kỳ thứ hai này, chính quyền của Tổng thống Barack Obama cần đẩy mạnh tiến trình thương lượng các thỏa thuận tự do thương mại (FTA), trong đó của TPP, cũng như điều luật đảm bảo nội dung các văn bản này không bị sửa đổi khi được đưa ra Quốc hội lưỡng viện phê chuẩn, coi đây là một nhân tố quan trọng để khuyến khích các nước khác hợp tác với Mỹ trong đàm phán về FTA.
Hiện Mỹ đang cùng 10 nước khác là Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam tiến hành các cuộc thương lượng về TPP, một hiệp định khi có hiệu lực sẽ tạo nên một khu vực tự do thương mại lớn trải rộng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đại diện cho một thị trường gồm gần 658 triệu người, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới 20.700 tỷ USD.
Với việc Tổng thống Obama vừa tái cử nhiệm kỳ hai, các nhà đàm phán Mỹ giờ đây hy vọng sẽ có thêm cơ hội để thúc đẩy tiến trình đàm phán ký kết hiệp định này.
Hiện các quan chức Mỹ tham gia đàm phán TPP đang đối mặt với sức ép từ các nước đối tác yêu cầu Washington mở cửa các thị trường đường sữa, dệt may và giày dép cho các doanh nghiệp nước ngoài để đổi lại các yêu sách của Mỹ đối với các nước liên quan tới lĩnh vực nhân công, môi trường, quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ các doanh nghiệp nhà nước.
Trong giai đoạn hậu "bão" tài chính 2007-2009 vừa qua, được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái hồi thập niên 1930 của thế kỷ trước, châu Á-Thái Bình Dương với nhiều trong số các nền kinh tế lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất thế giới đã trở thành đầu tàu thúc đẩy đà phục hồi của kinh tế toàn cầu. Tầng lớp dân trung lưu tại khu vực này dự kiến sẽ tăng từ mức 525 triệu người năm 2009 lên con số 1,75 tỷ người vào năm 2020.
Với việc trọng tâm của các hoạt động kinh tế toàn cầu đang dịch chuyển nhanh chóng sang hướng Đông, chính quyền Obama cho rằng TPP là một công cụ để thúc đẩy các lợi ích của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương./.
Phát biểu tại thủ đô Washington ngày 11/12, Đại diện Thương mại Mỹ, ông Ron Kirk, bày tỏ lạc quan về triển vọng đáng khích lệ này.
Theo ông, trong nhiệm kỳ thứ hai này, chính quyền của Tổng thống Barack Obama cần đẩy mạnh tiến trình thương lượng các thỏa thuận tự do thương mại (FTA), trong đó của TPP, cũng như điều luật đảm bảo nội dung các văn bản này không bị sửa đổi khi được đưa ra Quốc hội lưỡng viện phê chuẩn, coi đây là một nhân tố quan trọng để khuyến khích các nước khác hợp tác với Mỹ trong đàm phán về FTA.
Hiện Mỹ đang cùng 10 nước khác là Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam tiến hành các cuộc thương lượng về TPP, một hiệp định khi có hiệu lực sẽ tạo nên một khu vực tự do thương mại lớn trải rộng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đại diện cho một thị trường gồm gần 658 triệu người, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới 20.700 tỷ USD.
Với việc Tổng thống Obama vừa tái cử nhiệm kỳ hai, các nhà đàm phán Mỹ giờ đây hy vọng sẽ có thêm cơ hội để thúc đẩy tiến trình đàm phán ký kết hiệp định này.
Hiện các quan chức Mỹ tham gia đàm phán TPP đang đối mặt với sức ép từ các nước đối tác yêu cầu Washington mở cửa các thị trường đường sữa, dệt may và giày dép cho các doanh nghiệp nước ngoài để đổi lại các yêu sách của Mỹ đối với các nước liên quan tới lĩnh vực nhân công, môi trường, quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ các doanh nghiệp nhà nước.
Trong giai đoạn hậu "bão" tài chính 2007-2009 vừa qua, được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái hồi thập niên 1930 của thế kỷ trước, châu Á-Thái Bình Dương với nhiều trong số các nền kinh tế lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất thế giới đã trở thành đầu tàu thúc đẩy đà phục hồi của kinh tế toàn cầu. Tầng lớp dân trung lưu tại khu vực này dự kiến sẽ tăng từ mức 525 triệu người năm 2009 lên con số 1,75 tỷ người vào năm 2020.
Với việc trọng tâm của các hoạt động kinh tế toàn cầu đang dịch chuyển nhanh chóng sang hướng Đông, chính quyền Obama cho rằng TPP là một công cụ để thúc đẩy các lợi ích của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương./.
(TTXVN)