Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, trong báo cáo định kỳ hàng quý, dự kiến công bố vào ngày 20/12 tới, Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hợp quốc (CEPAL) ước tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực này có thể đạt mức tăng trưởng 4,4% trong năm 2011, cao hơn so với tốc độ trung bình của các nền kinh tế phát triển trên thế giới, cho dù kinh tế quốc tế có nhiều yếu tố bất ổn.
Con số trên hoàn toàn trùng với nhận định hồi tháng Tám vừa qua và giảm 0,3% so với mức dự báo 4,7% hồi đầu năm nay, chủ yếu do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến những nền kinh tế lớn và năng động trong khu vực, trong đó có Brazil, Mexico, Peru và Chile.
Tổng thư ký CEPAL, bà Alicia Barcena cho biết mức tăng trưởng GDP của Mỹ Latinh trong năm 2012 sẽ giảm đáng kể, có thể xuống dưới 3,3%, trong đó Mexico có thể chỉ tăng trưởng 2,7%, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế Mỹ.
Trong năm 2012, Mỹ Latinh và Caribe chịu nhiều tác động của khủng hoảng thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó kênh thương mại là quan trọng nhất và là mối quan tâm nhất của nhiều chính phủ trong khu vực.
Một số nước có nền tài chính khá mạnh như Brazil và Mexico hay một số nước phụ thuộc vào ngành ngân hàng của Tây Ban Nha, cũng sẽ chịu ảnh hưởng của quá trình cắt giảm tài chính tại khu vực đồng euro./.
Con số trên hoàn toàn trùng với nhận định hồi tháng Tám vừa qua và giảm 0,3% so với mức dự báo 4,7% hồi đầu năm nay, chủ yếu do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến những nền kinh tế lớn và năng động trong khu vực, trong đó có Brazil, Mexico, Peru và Chile.
Tổng thư ký CEPAL, bà Alicia Barcena cho biết mức tăng trưởng GDP của Mỹ Latinh trong năm 2012 sẽ giảm đáng kể, có thể xuống dưới 3,3%, trong đó Mexico có thể chỉ tăng trưởng 2,7%, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế Mỹ.
Trong năm 2012, Mỹ Latinh và Caribe chịu nhiều tác động của khủng hoảng thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó kênh thương mại là quan trọng nhất và là mối quan tâm nhất của nhiều chính phủ trong khu vực.
Một số nước có nền tài chính khá mạnh như Brazil và Mexico hay một số nước phụ thuộc vào ngành ngân hàng của Tây Ban Nha, cũng sẽ chịu ảnh hưởng của quá trình cắt giảm tài chính tại khu vực đồng euro./.
(TTXVN/Vietnam+)