Mỹ đã phản đối việc Indonesia đề nghị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thành lập một ủy ban để giải quyết bất đồng liên quan đến lệnh cấm thuốc lá đinh hương của Indonesia, đồng thời cho rằng đây là thời điểm quá sớm để Indonesia khiếu nại, do Mỹ đang chuẩn bị một báo cáo khoa học liên quan đến vấn đề này.
Theo thủ tục của WTO, quốc gia bị đơn có thể ngăn cản yêu cầu đầu tiên, nhưng nếu nguyên đơn không từ bỏ ý định của mình và tiếp tục yêu cầu thì WTO sẽ thành lập một ủy ban để xem xét và đưa phán quyết cuối cùng về bất đồng thương mại này giữa đôi bên.
Phía Indonesia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành sản xuất thuốc lá có mùi thơm đối với nền kinh tế nước này, do có tới 6 triệu người dân phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động sản xuất này.
Mỹ đã cấm sản xuất và bán thuốc lá đinh hương theo một đạo luật y tế ban hành hồi tháng 9/2009 - cũng ngăn cản hoạt động bán các loại thuốc lá có mùi thơm khác như nho, cà phê hoặc dâu tây, nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng giới trẻ hút thuốc.
Tuy vậy, Indonesia cho rằng động thái này không được thực hiện một cách nhất quán bởi nó không áp dụng đối với các loại thuốc lá có mùi bạc hà được sản xuất rộng rãi ở Mỹ.
Các loại thuốc lá có mùi đinh hương chiếm phần lớn lượng thuốc lá tiêu thụ tại Indonesia, thị trường thuốc lá lớn thứ năm thế giới.
Các cuộc điều tra của Chính phủ Mỹ cho thấy thuốc lá mùi bạc hà chiếm tới 44% lượng thuốc lá mà giới trẻ Indonesia tiêu thụ và 28% tổng lượng thuốc lá tiêu thụ tại nước này.
Theo số liệu thống kê của Mỹ, nước này đã nhập khẩu 15,2 triệu USD thuốc lá mùi đinh hương trong năm 2008, trong đó 99% số này là từ Indonesia./.
Theo thủ tục của WTO, quốc gia bị đơn có thể ngăn cản yêu cầu đầu tiên, nhưng nếu nguyên đơn không từ bỏ ý định của mình và tiếp tục yêu cầu thì WTO sẽ thành lập một ủy ban để xem xét và đưa phán quyết cuối cùng về bất đồng thương mại này giữa đôi bên.
Phía Indonesia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành sản xuất thuốc lá có mùi thơm đối với nền kinh tế nước này, do có tới 6 triệu người dân phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động sản xuất này.
Mỹ đã cấm sản xuất và bán thuốc lá đinh hương theo một đạo luật y tế ban hành hồi tháng 9/2009 - cũng ngăn cản hoạt động bán các loại thuốc lá có mùi thơm khác như nho, cà phê hoặc dâu tây, nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng giới trẻ hút thuốc.
Tuy vậy, Indonesia cho rằng động thái này không được thực hiện một cách nhất quán bởi nó không áp dụng đối với các loại thuốc lá có mùi bạc hà được sản xuất rộng rãi ở Mỹ.
Các loại thuốc lá có mùi đinh hương chiếm phần lớn lượng thuốc lá tiêu thụ tại Indonesia, thị trường thuốc lá lớn thứ năm thế giới.
Các cuộc điều tra của Chính phủ Mỹ cho thấy thuốc lá mùi bạc hà chiếm tới 44% lượng thuốc lá mà giới trẻ Indonesia tiêu thụ và 28% tổng lượng thuốc lá tiêu thụ tại nước này.
Theo số liệu thống kê của Mỹ, nước này đã nhập khẩu 15,2 triệu USD thuốc lá mùi đinh hương trong năm 2008, trong đó 99% số này là từ Indonesia./.
Anh Quân (TTXVN/Vietnam+)