Phải chịu áp lực trong năm bầu cử về vấn đề việc làm do tác động của thương mại, các thượng nghị sĩ Mỹ ngày 16/3 đã công bố một dự luật sẽ áp đặt các hình phạt ngặt nghèo nếu Trung Quốc không định giá lại đồng Nhân dân tệ của nước này.
Dự luật, nhận được sự ủng hộ của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa, sẽ trừng phạt hành động thao túng tiền tệ như một hình thức trợ cấp không công bằng và có thể dẫn tới một loạt hành động trả đũa của Mỹ.
Tác giả dự luật này là Thượng nghị sỹ Chuck Schumer của đảng Dân chủ và Thượng nghị sỹ Lindsey Graham của đảng Cộng hòa. Trước đó, năm 2005, hai thượng nghị sĩ này đã từng soạn thảo một dự luật tương tự nhằm áp mức thuế 27,5% đối với tất cả các mặt hàng của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. Khi đó, dự luật này đã nhận được sự ủng hộ của 67 thành viên Thượng viện Mỹ.
Dự luật do Thượng viện đề xuất yêu cầu Bộ Tài chính Mỹ xác định các nước không định giá gốc tiền tệ của mình và lên danh sách những nước thực hiện chính sách mất cân bằng trong tiền tệ. Đây là những nước sẽ phải chịu những biện pháp đáp trả của Mỹ, kể cả việc Bộ Thương mại áp thuế chống bán phá giá và chính phủ cấm mua hàng hóa hoặc dịch vụ (đối với những nước không phải là thành viên của Hiệp định thương mại giữa các chính phủ của Tổ chức Thương mại Thế giới-WTO).
Dự luật yêu cầu quan chức thương mại Mỹ tham vấn với chính phủ có đồng tiền bị phá giá để giải quyết bất đồng trong khuôn khổ WTO, đồng thời đề xuất Bộ Tài chính, Ngân hàng Dự trữ Liên bang của Mỹ và các ngân hàng trung ương khác xem xét các biện pháp can thiệp vào thị trường tiền tệ.
Động thái trên diễn ra sau khi 130 nghị sĩ của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đẩy mạnh chỉ trích Trung Quốc trước cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vào tháng 11, cáo buộc Bắc Kinh tạo lợi thế không công bằng trong thương mại khi duy trì đồng Nhân dân tệ ở mức thấp giả tạo. Nó cũng diễn ra sau một tuyên bố mạnh mẽ của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hồi cuối tuần rằng Bắc Kinh sẽ chống lại bất cứ áp lực nào của nước ngoài đòi tăng giá đồng Nhân dân tệ.
Nhiều nghị sỹ Mỹ đã tán thành với ước tính của một số nhà kinh tế cho rằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị định giá thấp hơn giá trị thực từ 25% đến 40%.
Trong khi đó, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNTACD) đã lên tiếng bảo vệ Trung Quốc trước sức ép của phương Tây đòi nâng giá đồng Nhân dân tệ. Tổ chức này cho rằng Trung Quốc là nước đi đầu trong khuyến khích tiêu dùng trong nước và thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.
Trong một tuyên bố ngày 16/3, UNTACD cho rằng thả nổi tiền tệ cho các chính sách kiểm soát thị trường bất hợp lý sẽ không giúp tái cân bằng được nền kinh tế thế giới và một quyết định của Bắc Kinh theo hướng này sẽ có nguy cơ tạo ra một cú sốc kinh tế tương tự như đã từng xảy ra tại Nhật Bản hồi những năm 1990 của thế kỷ trước. Hệ quả tiếp theo sẽ là toàn bộ nền kinh tế thế giới sẽ trở nên bất ổn.
UNCTAD cho rằng quá tập trung chỉ trích chính sách tiền tệ của Trung Quốc, các nước đã bỏ qua các vấn đề lớn hơn có thể hủy hoại sự tăng trưởng của nền kinh thế giới. Theo tổ chức này, phương thuốc hữu hiệu là cần có một cơ chế toàn cầu về kiểm soát tỷ giá nhằm hạn chế các sai lầm và ổn định tiền tệ./.
Dự luật, nhận được sự ủng hộ của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa, sẽ trừng phạt hành động thao túng tiền tệ như một hình thức trợ cấp không công bằng và có thể dẫn tới một loạt hành động trả đũa của Mỹ.
Tác giả dự luật này là Thượng nghị sỹ Chuck Schumer của đảng Dân chủ và Thượng nghị sỹ Lindsey Graham của đảng Cộng hòa. Trước đó, năm 2005, hai thượng nghị sĩ này đã từng soạn thảo một dự luật tương tự nhằm áp mức thuế 27,5% đối với tất cả các mặt hàng của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. Khi đó, dự luật này đã nhận được sự ủng hộ của 67 thành viên Thượng viện Mỹ.
Dự luật do Thượng viện đề xuất yêu cầu Bộ Tài chính Mỹ xác định các nước không định giá gốc tiền tệ của mình và lên danh sách những nước thực hiện chính sách mất cân bằng trong tiền tệ. Đây là những nước sẽ phải chịu những biện pháp đáp trả của Mỹ, kể cả việc Bộ Thương mại áp thuế chống bán phá giá và chính phủ cấm mua hàng hóa hoặc dịch vụ (đối với những nước không phải là thành viên của Hiệp định thương mại giữa các chính phủ của Tổ chức Thương mại Thế giới-WTO).
Dự luật yêu cầu quan chức thương mại Mỹ tham vấn với chính phủ có đồng tiền bị phá giá để giải quyết bất đồng trong khuôn khổ WTO, đồng thời đề xuất Bộ Tài chính, Ngân hàng Dự trữ Liên bang của Mỹ và các ngân hàng trung ương khác xem xét các biện pháp can thiệp vào thị trường tiền tệ.
Động thái trên diễn ra sau khi 130 nghị sĩ của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đẩy mạnh chỉ trích Trung Quốc trước cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vào tháng 11, cáo buộc Bắc Kinh tạo lợi thế không công bằng trong thương mại khi duy trì đồng Nhân dân tệ ở mức thấp giả tạo. Nó cũng diễn ra sau một tuyên bố mạnh mẽ của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hồi cuối tuần rằng Bắc Kinh sẽ chống lại bất cứ áp lực nào của nước ngoài đòi tăng giá đồng Nhân dân tệ.
Nhiều nghị sỹ Mỹ đã tán thành với ước tính của một số nhà kinh tế cho rằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị định giá thấp hơn giá trị thực từ 25% đến 40%.
Trong khi đó, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNTACD) đã lên tiếng bảo vệ Trung Quốc trước sức ép của phương Tây đòi nâng giá đồng Nhân dân tệ. Tổ chức này cho rằng Trung Quốc là nước đi đầu trong khuyến khích tiêu dùng trong nước và thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.
Trong một tuyên bố ngày 16/3, UNTACD cho rằng thả nổi tiền tệ cho các chính sách kiểm soát thị trường bất hợp lý sẽ không giúp tái cân bằng được nền kinh tế thế giới và một quyết định của Bắc Kinh theo hướng này sẽ có nguy cơ tạo ra một cú sốc kinh tế tương tự như đã từng xảy ra tại Nhật Bản hồi những năm 1990 của thế kỷ trước. Hệ quả tiếp theo sẽ là toàn bộ nền kinh tế thế giới sẽ trở nên bất ổn.
UNCTAD cho rằng quá tập trung chỉ trích chính sách tiền tệ của Trung Quốc, các nước đã bỏ qua các vấn đề lớn hơn có thể hủy hoại sự tăng trưởng của nền kinh thế giới. Theo tổ chức này, phương thuốc hữu hiệu là cần có một cơ chế toàn cầu về kiểm soát tỷ giá nhằm hạn chế các sai lầm và ổn định tiền tệ./.
(TTXVN/Vietnam+)