Trong thập kỷ qua, Mỹ đã tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực Mỹ Latinh dưới hình thức hỗ trợ cuộc chiến phòng chống buôn bán ma túy với chi phí lên tới hàng chục tỷ USD, nhưng mục tiêu đề ra vẫn còn xa vời.
Đây là thông tin được đăng tải hôm 4/2 trên tờ nhật báo điện tử Stars and Stripes xuất bản tại Mỹ chuyên về các chủ đề quân sự.
Theo tờ báo trên, riêng trong năm 2012, Mỹ đã chi tới 830 triệu USD nhằm hỗ trợ các tổ chức cảnh sát và lực lượng an ninh tại một số quốc gia chủ chốt tại Mỹ Latinh, tăng 30% so với các năm trước đó.
Hiện nay, Mỹ triển khai hơn 4.000 lính tại khu vực và ít nhất có bốn tàu chiến thường xuyên làm công tác tuần tiễu tại vùng biển Caribe và Trung Mỹ.
Là quốc gia tiêu thụ ma túy lớn nhất châu lục và thế giới, Mỹ cho phép bán vũ khí, vệ tinh, radar và nhiều phương tiện quân sự khác sang Tây Bán cầu với tổng giá trị lên đến 2 tỷ USD trong năm 2011, tăng 4 lần so với một thập kỷ trước đó. Trong tổng số tiền này, xuất khẩu sang Honduras chiếm 1,3 tỷ USD.
Nhiều nhà lãnh đạo tiến bộ trong khu vực đã lên tiếng tố cáo chính sách quân sự hóa cuộc chiến chống ma túy của Mỹ, cho rằng dưới chiêu bài này, Mỹ tăng cường các hoạt động gián điệp và làm mất ổn định tại các quốc gia không phục vụ quyền lợi của Mỹ./.
Đây là thông tin được đăng tải hôm 4/2 trên tờ nhật báo điện tử Stars and Stripes xuất bản tại Mỹ chuyên về các chủ đề quân sự.
Theo tờ báo trên, riêng trong năm 2012, Mỹ đã chi tới 830 triệu USD nhằm hỗ trợ các tổ chức cảnh sát và lực lượng an ninh tại một số quốc gia chủ chốt tại Mỹ Latinh, tăng 30% so với các năm trước đó.
Hiện nay, Mỹ triển khai hơn 4.000 lính tại khu vực và ít nhất có bốn tàu chiến thường xuyên làm công tác tuần tiễu tại vùng biển Caribe và Trung Mỹ.
Là quốc gia tiêu thụ ma túy lớn nhất châu lục và thế giới, Mỹ cho phép bán vũ khí, vệ tinh, radar và nhiều phương tiện quân sự khác sang Tây Bán cầu với tổng giá trị lên đến 2 tỷ USD trong năm 2011, tăng 4 lần so với một thập kỷ trước đó. Trong tổng số tiền này, xuất khẩu sang Honduras chiếm 1,3 tỷ USD.
Nhiều nhà lãnh đạo tiến bộ trong khu vực đã lên tiếng tố cáo chính sách quân sự hóa cuộc chiến chống ma túy của Mỹ, cho rằng dưới chiêu bài này, Mỹ tăng cường các hoạt động gián điệp và làm mất ổn định tại các quốc gia không phục vụ quyền lợi của Mỹ./.
(TTXVN)