Ngày 22/12, Hội thảo “Mỹ thuật 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội” đã khai mạc tại thủ đô Hà Nội với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu lý luận phê bình mỹ thuật, nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc.
Ông Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh, cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, 1.000 năm qua dấu ấn của mỹ thuật Thăng Long-Hà Nội cũng in đậm nét trên những công trình kiến trúc cổ, những sản phẩm mỹ thuật thủ công truyền thống, những tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng…
Theo ông Chương, mỹ thuật hiện đại Hà Nội, bắt đầu từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, trải qua các thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thời kỳ đổi mới và hội nhập được ghi đậm dấu ấn trên các lĩnh vực hội họa, đồ họa, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng.
Ông Chương cũng nêu rõ mục đích yêu cầu của cuộc hội thảo là điểm lại những thành tựu mà mỹ thuật Hà Nội đã đạt được trong nhiều thế kỷ qua.
Với gần 30 bài tham luận, hội thảo đã tập hợp được các nhà nghiên cứu phê bình đến các họa sỹ… để phác họa bức tranh chung về mỹ thuật Thăng Long-Hà Nội qua các thời kỳ.
Thông tin từ Ban Tổ chức cho biết, các bài tham luận cũng như các ý kiến tại hội thảo sẽ được tập hợp để Hội Mỹ thuật Việt Nam in chung trong cuốn sách "Mỹ thuật 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội"./.
Ông Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh, cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, 1.000 năm qua dấu ấn của mỹ thuật Thăng Long-Hà Nội cũng in đậm nét trên những công trình kiến trúc cổ, những sản phẩm mỹ thuật thủ công truyền thống, những tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng…
Theo ông Chương, mỹ thuật hiện đại Hà Nội, bắt đầu từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, trải qua các thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thời kỳ đổi mới và hội nhập được ghi đậm dấu ấn trên các lĩnh vực hội họa, đồ họa, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng.
Ông Chương cũng nêu rõ mục đích yêu cầu của cuộc hội thảo là điểm lại những thành tựu mà mỹ thuật Hà Nội đã đạt được trong nhiều thế kỷ qua.
Với gần 30 bài tham luận, hội thảo đã tập hợp được các nhà nghiên cứu phê bình đến các họa sỹ… để phác họa bức tranh chung về mỹ thuật Thăng Long-Hà Nội qua các thời kỳ.
Thông tin từ Ban Tổ chức cho biết, các bài tham luận cũng như các ý kiến tại hội thảo sẽ được tập hợp để Hội Mỹ thuật Việt Nam in chung trong cuốn sách "Mỹ thuật 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội"./.
Công Hải (TTXVN/Vietnam+)