Mỹ đã treo thưởng 10 triệu USD cho việc bắt được người sáng lập nhóm phiến quân Hồi giáo Pakistan bị cáo buộc đứng sau vụ tấn công khủng bố ở Mumbai năm 2008.
Lệnh truy nã Hafiz Mohammad Saeed, người sáng lập tổ chức Lashkar-e-Taiba (LeT) thường xuất hiện ở Pakistan, đã được Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman công bố ở Ấn Độ ngày thứ Hai. Phần thưởng được nêu ra trên trang web Rewards for Justice (Phần thưởng cho công lý) của Chính phủ Mỹ.
Nhân vật duy nhất có tiền thưởng cao hơn trong một lệnh truy nã của Chính phủ Mỹ hiện là 25 triệu USD cho người đứng đầu tổ chức al-Qaeda, Ayman al-Zawahiri.
Saeed là người đứng đầu tổ chức từ thiện đã bị cấm Jamaat-ud-Dawa, được coi là bình phong của LeT.
Ngày 27/3, Saeed đã phát biểu trước hàng nghìn người trong một cuộc tuần hành ở Islamabad kêu gọi chính quyền Pakistan không mở lại biên giới với Afghanistan cho các đoàn tiếp tế quân sự của Mỹ và NATO.
Lệnh truy nã trên Rewards for Justice viết: Saeed “bị tình nghi đạo diễn rất nhiều vụ tấn công khủng bố, bao gồm các cuộc tấn công ở Mumbai năm 2008 dẫn tới cái chết của 166 người, bao gồm sáu công dân Mỹ.”
Theo một chương trình do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ, Washington sẽ trở tiền thưởng lớn cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ hoặc kết án một nghi can trong danh sách truy nã.
Chính quyền New Delhi hoan nghênh tuyên bố nói trên, cho rằng nó cho thấy sự cam kết của Mỹ và Ấn Độ trong việc đưa những kẻ đứng đằng sau vụ khủng bố Mumbai ra trước công lý.
“Nó cũng gửi đi một thông điệp mạnh mẽ cho LeT, cũng như các thành viên và tổ chức bình phong, rằng cộng đồng quốc tế nhất trí trong việc đối phó chủ nghĩa khủng bộ,” Bộ ngoại giao Ấn Độ nói trong một tuyên bố.
Mỹ và Ấn Độ “nhất trí rằng tất cả các tổ chức khủng bố, bao gồm LeT, phải bị loại trừ và kêu gọi tấn công vào những hang ổ và cơ sở hạ tầng của khủng bố ở Pakistan và Afghanistan,” tuyên bố viết.
Pakistan đã quản thúc tại Saeed một tháng sau các vụ tấn công Mumbai, nhưng ông ta được thả ra năm 2009; vào năm 2010, Tòa án tối cao Pakistan giữ nguyên việc trả tự do trên cơ sở không đủ bằng chứng bắt giữ Saeed.
Washington cũng đề nghị mức thưởng 2 triệu USD cho Hafiz Abdul Rahman Makki, được coi là nhân vật số hai của LeT.
Dawa, một trong những tổ chức từ thiện lớn và nổi tiếng nhất Pakistan, đặc biệt là sau trận động đất năm 2005 ở Kashmir, từ lâu phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến khủng bố. Tuy nhiên, cả LeT và Dawa đều nằm trong danh sách đen các tổ chức khủng bố nước ngoài của Chính phủ Mỹ.
Tin tức về khoản tiền thưởng được loan đi khi Washington và Islamabad đang muốn hàn gắn mối quan hệ nhiều rạn nứt và đầy khủng hoảng trong năm vừa rồi. Các nghị sỹ Mỹ đã hết sức giận dữ khi phát hiện ra người sáng lập al-Qaeda, Osama bin Laden, trước giờ vẫn sống ở Pakistan. Ông bị đặc nhiệm Mỹ bắn chết trong một cuộc tập kích tháng 5/2011, 10 năm sau những cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001 mà ông bị cáo buộc là chủ mưu.
Về phần mình, Pakistan cũng không hài lòng với cuộc tập kích trên lãnh thổ nước họ và đã đóng cửa biên giới với Afghanistan, con đường hậu cần quan trọng cho cuộc chiến của NATO và Mỹ, vào tháng 11 sau một vụ không kích nhầm của NATO làm 24 binh sỹ Pakistan thiệt mạng. Nhà Trắng nói “lấy làm tiếc” về vụ việc nhưng không hề xin lỗi chính thức./.
Lệnh truy nã Hafiz Mohammad Saeed, người sáng lập tổ chức Lashkar-e-Taiba (LeT) thường xuất hiện ở Pakistan, đã được Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman công bố ở Ấn Độ ngày thứ Hai. Phần thưởng được nêu ra trên trang web Rewards for Justice (Phần thưởng cho công lý) của Chính phủ Mỹ.
Nhân vật duy nhất có tiền thưởng cao hơn trong một lệnh truy nã của Chính phủ Mỹ hiện là 25 triệu USD cho người đứng đầu tổ chức al-Qaeda, Ayman al-Zawahiri.
Saeed là người đứng đầu tổ chức từ thiện đã bị cấm Jamaat-ud-Dawa, được coi là bình phong của LeT.
Ngày 27/3, Saeed đã phát biểu trước hàng nghìn người trong một cuộc tuần hành ở Islamabad kêu gọi chính quyền Pakistan không mở lại biên giới với Afghanistan cho các đoàn tiếp tế quân sự của Mỹ và NATO.
Lệnh truy nã trên Rewards for Justice viết: Saeed “bị tình nghi đạo diễn rất nhiều vụ tấn công khủng bố, bao gồm các cuộc tấn công ở Mumbai năm 2008 dẫn tới cái chết của 166 người, bao gồm sáu công dân Mỹ.”
Theo một chương trình do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ, Washington sẽ trở tiền thưởng lớn cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ hoặc kết án một nghi can trong danh sách truy nã.
Chính quyền New Delhi hoan nghênh tuyên bố nói trên, cho rằng nó cho thấy sự cam kết của Mỹ và Ấn Độ trong việc đưa những kẻ đứng đằng sau vụ khủng bố Mumbai ra trước công lý.
“Nó cũng gửi đi một thông điệp mạnh mẽ cho LeT, cũng như các thành viên và tổ chức bình phong, rằng cộng đồng quốc tế nhất trí trong việc đối phó chủ nghĩa khủng bộ,” Bộ ngoại giao Ấn Độ nói trong một tuyên bố.
Mỹ và Ấn Độ “nhất trí rằng tất cả các tổ chức khủng bố, bao gồm LeT, phải bị loại trừ và kêu gọi tấn công vào những hang ổ và cơ sở hạ tầng của khủng bố ở Pakistan và Afghanistan,” tuyên bố viết.
Pakistan đã quản thúc tại Saeed một tháng sau các vụ tấn công Mumbai, nhưng ông ta được thả ra năm 2009; vào năm 2010, Tòa án tối cao Pakistan giữ nguyên việc trả tự do trên cơ sở không đủ bằng chứng bắt giữ Saeed.
Washington cũng đề nghị mức thưởng 2 triệu USD cho Hafiz Abdul Rahman Makki, được coi là nhân vật số hai của LeT.
Dawa, một trong những tổ chức từ thiện lớn và nổi tiếng nhất Pakistan, đặc biệt là sau trận động đất năm 2005 ở Kashmir, từ lâu phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến khủng bố. Tuy nhiên, cả LeT và Dawa đều nằm trong danh sách đen các tổ chức khủng bố nước ngoài của Chính phủ Mỹ.
Tin tức về khoản tiền thưởng được loan đi khi Washington và Islamabad đang muốn hàn gắn mối quan hệ nhiều rạn nứt và đầy khủng hoảng trong năm vừa rồi. Các nghị sỹ Mỹ đã hết sức giận dữ khi phát hiện ra người sáng lập al-Qaeda, Osama bin Laden, trước giờ vẫn sống ở Pakistan. Ông bị đặc nhiệm Mỹ bắn chết trong một cuộc tập kích tháng 5/2011, 10 năm sau những cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001 mà ông bị cáo buộc là chủ mưu.
Về phần mình, Pakistan cũng không hài lòng với cuộc tập kích trên lãnh thổ nước họ và đã đóng cửa biên giới với Afghanistan, con đường hậu cần quan trọng cho cuộc chiến của NATO và Mỹ, vào tháng 11 sau một vụ không kích nhầm của NATO làm 24 binh sỹ Pakistan thiệt mạng. Nhà Trắng nói “lấy làm tiếc” về vụ việc nhưng không hề xin lỗi chính thức./.
Trần Trọng (Vietnam+)