Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 17/3 cho biết việc ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran là ưu tiên hàng đầu của Washington, đồng thời cảnh báo nguy cơ chạy đua vũ trang ở Trung Đông nếu Tehran sở hữu bom nguyên tử.
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Fox News, Tổng thống Obama cho biết một trong những "ưu tiên cao nhất" của Mỹ là bảo đảm Iran không có vũ khí hạt nhân, vì vậy Washington đã rất nỗ lực vận động cộng đồng quốc tế cô lập nước này.
Ông Obama cũng khẳng định Mỹ tìm kiếm các biện pháp trừng phạt quốc tế "mạnh mẽ" đối với Tehran.
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns cũng cho rằng giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran hiện là công việc cấp bách.
Ông Burns cùng Ngoại trưởng Hillary Clinton thăm Nga hai ngày, từ ngày 18/3. Dự kiến vấn đề hạt nhân Iran cũng được thảo luận trong chuyến thăm này.
Về phía Iran, cùng ngày 17/3, Phó Tổng thống nước này Ali Akbar Salehi, đồng thời là người đứng đầu cơ quan hạt nhân nước này tuyên bố Tehran sẵn sàng trao đổi một lần 1.200 kg urani đã làm giàu cấp độ thấp (LEU), song quá trình trao đổi này phải được thực hiện bên trong lãnh thổ Iran.
Đề xuất trên của Iran có ý nghĩa quan trọng vì trước đó Tehran không nhất trí với đề nghị trao đổi một lần 1.200 kg LEU theo kế hoạch do Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA đưa ra hồi tháng 10/2009.
Trong cuộc hội đàm đó, Iran khẳng định sẽ chỉ trao đổi LEU theo nhiều giai đoạn để đổi lấy nhiên liệu cho một lò phản ứng nguyên cứu y học tại Tehran.
Các nước phương Tây đã phản đối ý tưởng trao đổi LEU bên trong lãnh thổ Iran và thúc giục Liên hợp quốc áp dụng các biện pháp trừng phạt mới. Tuy nhiên, Trung Quốc - một trong năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - vẫn phản đối việc trừng phạt Iran.
Đại sứ Trung Quốc bên cạnh Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva, ông Hà Á Phi ngày 17/3 khẳng định hiện chưa phải là thời điểm bàn về việc trừng phạt Iran vì cánh cửa ngoại giao vẫn mở để tìm kiếm nhượng bộ trong vấn đề hạt nhân.
Ông nhấn mạnh các bên "cần cố gắng hết sức và tận dụng mọi cách trước khi quyết định có cần áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung hay không."
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 16/3 khẳng định lại lập trường của Trung Quốc cho rằng trừng phạt không mang lại một giải pháp cơ bản cho vấn đề hạt nhân Iran và vấn đề này chỉ có thể được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình.
Với việc Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ngày 1/3 phát biểu rằng Nga sẵn sàng xem xét việc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt Iran nếu không có đột phá trong các cuộc thương lượng.
Hiện Trung Quốc là nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an duy nhất chưa nhất trí thông qua lệnh trừng phạt mới chống Tehran./.
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Fox News, Tổng thống Obama cho biết một trong những "ưu tiên cao nhất" của Mỹ là bảo đảm Iran không có vũ khí hạt nhân, vì vậy Washington đã rất nỗ lực vận động cộng đồng quốc tế cô lập nước này.
Ông Obama cũng khẳng định Mỹ tìm kiếm các biện pháp trừng phạt quốc tế "mạnh mẽ" đối với Tehran.
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns cũng cho rằng giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran hiện là công việc cấp bách.
Ông Burns cùng Ngoại trưởng Hillary Clinton thăm Nga hai ngày, từ ngày 18/3. Dự kiến vấn đề hạt nhân Iran cũng được thảo luận trong chuyến thăm này.
Về phía Iran, cùng ngày 17/3, Phó Tổng thống nước này Ali Akbar Salehi, đồng thời là người đứng đầu cơ quan hạt nhân nước này tuyên bố Tehran sẵn sàng trao đổi một lần 1.200 kg urani đã làm giàu cấp độ thấp (LEU), song quá trình trao đổi này phải được thực hiện bên trong lãnh thổ Iran.
Đề xuất trên của Iran có ý nghĩa quan trọng vì trước đó Tehran không nhất trí với đề nghị trao đổi một lần 1.200 kg LEU theo kế hoạch do Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA đưa ra hồi tháng 10/2009.
Trong cuộc hội đàm đó, Iran khẳng định sẽ chỉ trao đổi LEU theo nhiều giai đoạn để đổi lấy nhiên liệu cho một lò phản ứng nguyên cứu y học tại Tehran.
Các nước phương Tây đã phản đối ý tưởng trao đổi LEU bên trong lãnh thổ Iran và thúc giục Liên hợp quốc áp dụng các biện pháp trừng phạt mới. Tuy nhiên, Trung Quốc - một trong năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - vẫn phản đối việc trừng phạt Iran.
Đại sứ Trung Quốc bên cạnh Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva, ông Hà Á Phi ngày 17/3 khẳng định hiện chưa phải là thời điểm bàn về việc trừng phạt Iran vì cánh cửa ngoại giao vẫn mở để tìm kiếm nhượng bộ trong vấn đề hạt nhân.
Ông nhấn mạnh các bên "cần cố gắng hết sức và tận dụng mọi cách trước khi quyết định có cần áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung hay không."
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 16/3 khẳng định lại lập trường của Trung Quốc cho rằng trừng phạt không mang lại một giải pháp cơ bản cho vấn đề hạt nhân Iran và vấn đề này chỉ có thể được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình.
Với việc Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ngày 1/3 phát biểu rằng Nga sẵn sàng xem xét việc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt Iran nếu không có đột phá trong các cuộc thương lượng.
Hiện Trung Quốc là nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an duy nhất chưa nhất trí thông qua lệnh trừng phạt mới chống Tehran./.
(TTXVN/Vietnam+)