Với 48 tỷ USD trong năm 2011, Mỹ đã vượt Trung Quốc trở thành nước quán quân về đầu tư cho các nghiên cứu và phát triển công nghệ năng lượng sạch.
Báo cáo hàng năm của Quỹ Tín thác Pew Charitable Trusts công bố ngày 11/4 cho biết tổng mức đầu tư của Mỹ vào năng lượng sạch trong năm qua đã tăng mạnh, đặc biệt là đầu tư tư nhân (tăng tới 42% so với năm 2010).
Giám đốc Chương trình Năng lượng sạch của Pew, bà Phyllis Cuttino, nhận định mặc dù không đặt ra mục tiêu sản xuất năng lượng tái tạo, song Mỹ đã quyết định thử và thu hút lượng đầu tư vào năng lượng sạch thông qua một loạt các chính sách ưu đãi thuế quan, tín dụng thuế, trợ cấp thuế và bảo lãnh tiền vay.
Bà Cuttino cho biết trong năm qua, nền kinh tế đầu tàu thế giới đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư để tận dụng lợi thế của các khoản tín dụng thuế trước khi hết hạn.
Trong khi đó, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc cho lĩnh vực này năm qua là 45,5 tỷ USD. Tuy nhiên, cường quốc châu Á vẫn dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực đầu tư năng lượng gió và sản xuất năng lượng Mặt Trời.
Theo các chuyên gia, khác với Mỹ thu hút đầu tư bằng các chính sách cắt giảm thuế, Trung Quốc lại sử dụng các chính sách năng lượng xanh và thúc đẩy tăng trưởng của mình bằng cách đưa ra các chính sách nhất quán và dài hạn để các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội để tạo ra lợi nhuận.
Hai năm qua, nền kinh tế số hai thế giới này giữ vị trí quán quân về nghiên cứu và ứng dụng năng lượng sạch.
Ngoài ra, nghiên cứu của Pew cũng lưu ý rằng vị trí thứ ba của Đức có được là nhờ những hợp đồng lớn chủ yếu sử dụng năng lượng tái tạo thay vì năng lượng hạt nhân, than và khí gas tự nhiên.
Cũng theo nghiên cứu này của Pew, tổng đầu tư tư nhân trên toàn thế giới cho nghiên cứu và phát triển công nghệ năng lượng sạch năm qua đã tăng 6,5% so với năm trước đó và đạt mức kỷ lục 263 tỷ USD, trong đó tổng đầu tư tư nhân tại các nước châu Âu đạt 99 tỷ USD.
Đức, Italy, Anh và Ấn Độ nằm trong số các quốc gia thành công trong việc thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này.
Tuy nhiên, Giám đốc Cuttino cũng nhận định châu Á và châu Đại dương hiện là khu vực đi đầu trong lĩnh vực này và có triển vọng trở thành tâm điểm của nền kinh tế năng lượng sạch thế giới.
Trong năm 2011, lượng thu hút đầu tư vào các dự án chế tạo năng lượng sạch tại châu Á lên tới 71 tỷ USD, cho thấy khu vực năng động này đang có một hướng đi đúng đắn vì sự phát triển bền vững cho tương lai./.
Báo cáo hàng năm của Quỹ Tín thác Pew Charitable Trusts công bố ngày 11/4 cho biết tổng mức đầu tư của Mỹ vào năng lượng sạch trong năm qua đã tăng mạnh, đặc biệt là đầu tư tư nhân (tăng tới 42% so với năm 2010).
Giám đốc Chương trình Năng lượng sạch của Pew, bà Phyllis Cuttino, nhận định mặc dù không đặt ra mục tiêu sản xuất năng lượng tái tạo, song Mỹ đã quyết định thử và thu hút lượng đầu tư vào năng lượng sạch thông qua một loạt các chính sách ưu đãi thuế quan, tín dụng thuế, trợ cấp thuế và bảo lãnh tiền vay.
Bà Cuttino cho biết trong năm qua, nền kinh tế đầu tàu thế giới đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư để tận dụng lợi thế của các khoản tín dụng thuế trước khi hết hạn.
Trong khi đó, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc cho lĩnh vực này năm qua là 45,5 tỷ USD. Tuy nhiên, cường quốc châu Á vẫn dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực đầu tư năng lượng gió và sản xuất năng lượng Mặt Trời.
Theo các chuyên gia, khác với Mỹ thu hút đầu tư bằng các chính sách cắt giảm thuế, Trung Quốc lại sử dụng các chính sách năng lượng xanh và thúc đẩy tăng trưởng của mình bằng cách đưa ra các chính sách nhất quán và dài hạn để các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội để tạo ra lợi nhuận.
Hai năm qua, nền kinh tế số hai thế giới này giữ vị trí quán quân về nghiên cứu và ứng dụng năng lượng sạch.
Ngoài ra, nghiên cứu của Pew cũng lưu ý rằng vị trí thứ ba của Đức có được là nhờ những hợp đồng lớn chủ yếu sử dụng năng lượng tái tạo thay vì năng lượng hạt nhân, than và khí gas tự nhiên.
Cũng theo nghiên cứu này của Pew, tổng đầu tư tư nhân trên toàn thế giới cho nghiên cứu và phát triển công nghệ năng lượng sạch năm qua đã tăng 6,5% so với năm trước đó và đạt mức kỷ lục 263 tỷ USD, trong đó tổng đầu tư tư nhân tại các nước châu Âu đạt 99 tỷ USD.
Đức, Italy, Anh và Ấn Độ nằm trong số các quốc gia thành công trong việc thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này.
Tuy nhiên, Giám đốc Cuttino cũng nhận định châu Á và châu Đại dương hiện là khu vực đi đầu trong lĩnh vực này và có triển vọng trở thành tâm điểm của nền kinh tế năng lượng sạch thế giới.
Trong năm 2011, lượng thu hút đầu tư vào các dự án chế tạo năng lượng sạch tại châu Á lên tới 71 tỷ USD, cho thấy khu vực năng động này đang có một hướng đi đúng đắn vì sự phát triển bền vững cho tương lai./.
(TTXVN)