Mỹ xếp thứ 18 thế giới trong việc giáo dục các kỹ năng cần thiết trong tương lai cho giới trẻ

LOS ANGELES, MỸ – Media OutReach – Theo một báo cáo vừa được Đơn vị tình báo kinh tế(Economist Intelligence Unit – EIU) công bốngày 7/3/2019, các cách tiếp cận với giáo dục tập trung cho tương lai phải vượt ra ngoài khuôn khổ các phương pháp cứng nhắc, đặt nặng vào thi cử, mà cần phải bao […]

LOS ANGELES, MỸ – Media OutReach – Theo một báo cáo vừa được Đơn vị tình báo kinh tế(Economist Intelligence Unit – EIU) công bốngày 7/3/2019, các cách tiếp cận với giáo dục tập trung cho tương lai phải vượt ra ngoài khuôn khổ các phương pháp cứng nhắc, đặt nặng vào thi cử, mà cần phải bao trùm việc học gắn với giải quyết những vấn đềthực tiễn, các phương pháp giảng dạy sáng tạo và các chủ đềrộng hơn vềquyền công dân toàn cầu. Những tiến bộ liên quan đến sự chuyển đổi hệ thống giáo dục thếgiới để đáp ứng các mục tiêu trên là còn chênh lệch, chưa đồng đều .

Chỉ sốgiáo dục toàn cầu tương lai năm 2018: Top 10 nền kinh tếhàng đầu

Xếp hạng

Kinh tế

1

Phần Lan

2

Thụy Sĩ

3

New Zealand

4

Thụy Điển

5

Canada

6

Hà Lan

7

Đức

7

Singapore

9

Pháp

10

Vương quốc Anh

Có chủ đề”Building tomorrow’s global citizens” (tạm dịch Xây dựng các công dân toàn cầu của tương lai), báo cáo đã được Quỹ giải thưởng Yidan ủy quyền, nghiệm thu và dựa trên những phát hiện, tìm tòi mới của Chỉ sốgiáo dục toàn cầu cho tương lai năm thứ hai. Với việc tập trung vào giới trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24 tại 50 nền kinh tế, chỉ sốnày đã đo lường và đánh giá 3 trụ cột chính của hệ thống giáo dục: các cách tiếp cận chính sách, điều kiện giảng dạy và sự đánh giá rộng hơn vềtự do và sự cởi mở trong xã hội –  đó chính là phương tiện chuẩn bị cho giới trẻ có thể đương đầu và vượt qua những thách thức của công việc và xã hội trong tương lai. Đây vẫn là bảng xếp hạng chính duy nhất để đánh giá đầu vào cho các hệ thống giáo dục và trái ngược với các biện pháp như Chương trình Đánh giá sinh viên quốc tếcủa tổ chức OECD xem xét các kết quả đầu ra giống như kỳ thi.

Với các chính sách toàn diện, giáo viên được đào tạo tốt và khung đánh giá mạnh mẽ để kiểm tra các kỹ năng trong tương lai, các nền kinh tếtuy nhỏ nhưng giàu có, được kết nối toàn cầu như Phần Lan, Canada và Singapore luôn đứng đầu bảng. Tuy nhiên, giàu có hơn cũng chưa hẳn là ưu tú hơn: Ghana đã có vị trí rất tốt khi so sánh trên phương diện GDP bình quân đầu người của nước này, khi xếp thứ 25 chung cuộc, trong khi Mexico, Colombia và Philippines đã giành vị trí rất tốt trong các lĩnh vực chính sách, cũng như Costa Rica đạt điểm tốt nhờ những nỗ lực của nước này trong việc giảng dạy có thể thích ứng với nhu cầu của tương lai. Ngược lại, Mỹ, với mô hình giáo dục phi tập trung hóa cao và phân phối tài nguyên không đồng đều, lại đạt được những kết quả không xứng tầm với  sức nặng kinh tế. Cụ thể, Mỹ chỉ xếp thứ 18 thếgiới trong việc giáo dục các kỹ năng cần thiết trong tương lai cho giới trẻ.

Chỉ sốgiáo dục toàn cầu cho tương lai (WEFFI) 2018: Top các nền kinh tếcó thu nhập thấp

Xếp hạng

Xếp hạng tổng thể

Kinh tế

1

25

Ghana

2

28

Philippines

3

37

Việt Nam

4

40

Ấn Độ

5

41

Kenya

Ông Michael Gold, Biên tập viên của Báo cáo cho biết: “Lần xuất bản thứ hai của Chỉ sốgiáo dục toàn cầu cho tương lai cho thấy rằng trong khi các hệ thống giáo dục bắt đầu thừa nhận các cách tiếp cận tổng thể, thì nhiều hốngăn cách vẫn còn tồn tại. Các nền kinh tếtrên khắp thếgiới cần tăng cường các khuôn khổ đánh giá, thường xuyên xem xét lại chương trình học và cải thiện các điều kiện giảng dạy. Có lẽ điều quan trọng nhất là, những diễn biến gần đây mang tính né tránh, e ngại quá trình toàn cầu hóa của nhiều nền kinh tếcó thể đe dọa các khả năng của sinh viên phát triển tư duy phản biện, tìm tòi vá cách xử lý các vấn đềlớn của tương lai”.

Báo cáo đầy đủ có thể tải vềở đây. Độc giả cũng có thể tải xuống các thông tin vắn tắt bằng văn bản của bốn nền kinh tế nằm trong chỉ số: Phần Lan, Ghana, Mỹ và Việt Nam.

Chỉ sốgiáo dục toàn cầu cho tương lai 2019 đánh giá mức độ mà các hệ thống giáo dục đang trang bị cho thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 đến 24, với các kỹ năng cần thiết trong tương lai. Chỉ sốđã theo dõi, đánh giá 50 nền kinh tếchiếm 93% GDP toàn cầu và hơn 6 tỷ người. Các nền kinh tếđã được lựa chọn để cân bằng trên nhiều yếu tố, bao gồm mức thu nhập, quy mô dân sốvà đại diện địa lý. Chỉ sốbao gồm 21 chỉ số phụ trên ba loại chủ đề: môi trường chính sách, môi trường giảng dạy và môi trường kinh tế- xã hội. Việc giải thích đầy đủ vềphương pháp luận có trong phần phụ lục của báo cáo.

Thông tin vềBộ phận tình báo vềkinh tế(Economist Intelligence Unit -EIU)

Trực thuộc The Economist Group, EIU đi đầu trong nghiên cứu và phân tích các ý tưởng kinh tế. EIU khám phá những cậu chuyện liên quan đến kinh tếvà hướng tới tương lai, với quyền tiếp cận, truy cập tới hơn 650 chuyên gia phân tích và biên tập viên trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thếgiới. Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy tại  www.eiuperspectives.economist.com. Theo dõi EIU trên các mạng xã hội Twitter, LinkedIn và Facebook

Thông tin vềGiải thưởng Yidan

Giải thưởng Yidan được Tiến sĩ Charles CHEN Yidan thành lập vào năm 2016. Ông là nhà sáng lập cốt cán của Tập đoàn công nghệ Tencent, Trung Quốc. Giải thưởng Yidan có sứ mệnh tạo ra một thếgiới tốt hơn thông qua giáo dục và bao gồm hai giải thưởng: Giải thưởng Yidan cho nghiên cứu giáo dục và Giải thưởng Yidan cho phát triển giáo dục. Mỗi người đoạt giải Yidan sẽ nhận được huy chương vàng và tổng sốtiền là 30 triệu dollar Hồng Kông, trong đó một nửa là tiền mặt, trong khi nửa còn lại là quỹ dự án. Để đảm bảo tính minh bạch và bền vững, giải thưởng được Quỹ Yidan Prize Foundation quản lý và được giám sát bởi một đơn vị ủy thác độc lập với khoản tài trợ 2,5 tỷ dollar Hồng Kông. Thông qua một loạt các sáng kiến, giải thưởng nhằm mục đích thiết lập một nền tảng cho cộng đồng toàn cầu tham gia sân chơi giáo dục cũng như đóng góp vào hoạt động từ thiện trong giáo dục.

Tin cùng chuyên mục