Ngày 19/9, tại Hà Nội, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế quan trắc môi trường và ứng phó với sự cố tràn dầu trên biển nhằm hợp tác, chia sẻ những kinh nghiệm của Na Uy về quản lý, chống ô nhiễm môi trường để sử dụng bền vững, hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường biển tại Việt Nam.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Văn Cư cho biết hệ thống quan trắc môi trường biển sẽ giám sát, phát hiện các sự cố tràn dầu xảy ra trên biển như giám sát và kiểm soát các hoạt động khai thác tài nguyên biển bất hợp pháp tại vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hệ thống phát hiện dầu tràn và xác định nhanh nguồn gây ô nhiễm, dự báo và cảnh báo lan truyền sự cố dầu tràn; xây dựng mô hình dự báo diễn biến tài nguyên sinh vật vùng Biển Đông; giám sát các hệ sinh thái và hoạt động khai thác nhằm quản lý và phát triển bền vững nguồn tài nguyên biển; cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường biển.
[Đề nghị ứng cứu sự cố tràn dầu ở biển Quảng Ngãi]
Ở Việt Nam, mạng lưới trạm quan trắc, điều tra khảo sát biển cố định được quy hoạch từ năm 1987 nên không còn phù hợp, trang thiết bị còn thô sơ, trình độ quản lý cũng như chuyên môn hạn chế, số lượng các trạm còn thưa thớt phân bố không đồng đều trên cả một dải ven biển. Đây là hạn chế không nhỏ trong việc phục vụ dự báo, quy hoạch các vùng kinh tế ven biển và thiết kế, thi công các công trình ven biển.
Theo phó giáo sư-tiến sỹ Vũ Thanh Ca, Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo, Việt Nam đã có nhiều cơ quan nghiên cứu về bản đồ nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu, như bản đồ nhạy cảm tràn dầu tỷ lệ 1/500.000 khu vực Kê Gà, Cà Mau (2/2011) do Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển an toàn và Môi trường Dầu khí thực hiện; nghiên cứu xây dựng bản đồ nhạy cảm tỷ lệ lớn (1/500.000) phục vụ Kế hoạch quốc gia ứng phó với sự cố tràn dầu khu vực miền Trung (Đà Nẵng-Nha Trang) do CMESRC, Viện Cơ học thực hiện (2002)…
Dựa trên các bản đồ nhạy cảm môi trường do dầu tràn, có thể nhận diện những khu vực có mức độ nhạy cảm cao cần được ưu tiên phòng ngừa, bảo vệ khi có dầu tràn.
Các đại biểu tập trung thảo luận làm rõ các vấn đề xây dựng kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu sát thực và hiệu quả trên toàn bộ vùng biển, đồng thời cần xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống bản đồ nhạy cảm môi trường do dầu tràn, cũng như đánh giá nguy cơ và rủi ro ô nhiễm tràn dầu trên vùng biển do Việt Nam quản lý.
Ông Stale Torstein Risa, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Na Uy tại Việt Nam khẳng định Na Uy sẽ hợp tác chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất về quan trắc môi trường và ứng phó với sự cố tràn dầu trên biển cho Việt Nam; giúp quản lý, ứng phó kịp thời các sự cố gây ô nhiễm môi trường biển, như sử dụng vệ tinh để thu lại các hình ảnh sự cố gây ô nhiễm trên biển nhanh nhất, kịp thời báo về các cơ quan quản lý và khắc phục các sự cố kịp thời; đào tạo nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường, ứng phó với các sự cố tràn dầu trên biển...
Hiện tốc độ tăng bình quân của vận tải biển Việt Nam gần 20%/năm, trong đó khối lượng vận tải chở thuê đạt khoảng 35% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Việt Nam nằm trên tuyến đường giao thông chính trên Biển Đông từ Trung Đông đến các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc; khu vực Đông Nam Á diễn ra nhiều hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí... Đây là những nguyên nhân tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sự cố tràn dầu trên vùng biển của Việt Nam, nên việc tăng cường năng lực ứng phó với sự cố tràn dầu trên biển đang là vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay./.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Văn Cư cho biết hệ thống quan trắc môi trường biển sẽ giám sát, phát hiện các sự cố tràn dầu xảy ra trên biển như giám sát và kiểm soát các hoạt động khai thác tài nguyên biển bất hợp pháp tại vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hệ thống phát hiện dầu tràn và xác định nhanh nguồn gây ô nhiễm, dự báo và cảnh báo lan truyền sự cố dầu tràn; xây dựng mô hình dự báo diễn biến tài nguyên sinh vật vùng Biển Đông; giám sát các hệ sinh thái và hoạt động khai thác nhằm quản lý và phát triển bền vững nguồn tài nguyên biển; cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường biển.
[Đề nghị ứng cứu sự cố tràn dầu ở biển Quảng Ngãi]
Ở Việt Nam, mạng lưới trạm quan trắc, điều tra khảo sát biển cố định được quy hoạch từ năm 1987 nên không còn phù hợp, trang thiết bị còn thô sơ, trình độ quản lý cũng như chuyên môn hạn chế, số lượng các trạm còn thưa thớt phân bố không đồng đều trên cả một dải ven biển. Đây là hạn chế không nhỏ trong việc phục vụ dự báo, quy hoạch các vùng kinh tế ven biển và thiết kế, thi công các công trình ven biển.
Theo phó giáo sư-tiến sỹ Vũ Thanh Ca, Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo, Việt Nam đã có nhiều cơ quan nghiên cứu về bản đồ nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu, như bản đồ nhạy cảm tràn dầu tỷ lệ 1/500.000 khu vực Kê Gà, Cà Mau (2/2011) do Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển an toàn và Môi trường Dầu khí thực hiện; nghiên cứu xây dựng bản đồ nhạy cảm tỷ lệ lớn (1/500.000) phục vụ Kế hoạch quốc gia ứng phó với sự cố tràn dầu khu vực miền Trung (Đà Nẵng-Nha Trang) do CMESRC, Viện Cơ học thực hiện (2002)…
Dựa trên các bản đồ nhạy cảm môi trường do dầu tràn, có thể nhận diện những khu vực có mức độ nhạy cảm cao cần được ưu tiên phòng ngừa, bảo vệ khi có dầu tràn.
Các đại biểu tập trung thảo luận làm rõ các vấn đề xây dựng kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu sát thực và hiệu quả trên toàn bộ vùng biển, đồng thời cần xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống bản đồ nhạy cảm môi trường do dầu tràn, cũng như đánh giá nguy cơ và rủi ro ô nhiễm tràn dầu trên vùng biển do Việt Nam quản lý.
Ông Stale Torstein Risa, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Na Uy tại Việt Nam khẳng định Na Uy sẽ hợp tác chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất về quan trắc môi trường và ứng phó với sự cố tràn dầu trên biển cho Việt Nam; giúp quản lý, ứng phó kịp thời các sự cố gây ô nhiễm môi trường biển, như sử dụng vệ tinh để thu lại các hình ảnh sự cố gây ô nhiễm trên biển nhanh nhất, kịp thời báo về các cơ quan quản lý và khắc phục các sự cố kịp thời; đào tạo nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường, ứng phó với các sự cố tràn dầu trên biển...
Hiện tốc độ tăng bình quân của vận tải biển Việt Nam gần 20%/năm, trong đó khối lượng vận tải chở thuê đạt khoảng 35% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Việt Nam nằm trên tuyến đường giao thông chính trên Biển Đông từ Trung Đông đến các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc; khu vực Đông Nam Á diễn ra nhiều hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí... Đây là những nguyên nhân tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sự cố tràn dầu trên vùng biển của Việt Nam, nên việc tăng cường năng lực ứng phó với sự cố tràn dầu trên biển đang là vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)