Nhân Ngày Thế giới về người tị nạn (20/6), Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ngày 18/6 đã công bố báo cáo về “Xu thế tị nạn toàn cầu năm 2011” cho biết số người tị nạn mới phải rời bỏ đất nước của mình trên thế giới năm 2011 đã đạt kỷ lục 800.000 người, cao nhất kể từ năm 2000.
Số người tị nạn này nằm trong số 4,3 triệu người phải rời bỏ quê hương do các cuộc khủng hoảng nhân đạo hoặc xung đột cuối năm 2010 ở Cote d'Ivoire, Libya, Somalia, Sudan và nhiều nơi khác.
Báo cáo của UNHCR nhấn mạnh năm 2011 chứng kiến quy mô tị nạn lịch sử. Quá nhiều người bị đẩy khỏi quê hương trong một khoảng thời gian quá ngắn đồng nghĩa với thiệt hại cá nhân khổng lồ cho tất cả những người bị tác động.
Theo báo cáo của UNHCR, vào cuối năm 2011, UNHCR đã hỗ trợ 42,5 triệu người phải rời bỏ quê hương, trong đó 15,2 triệu người đã được hưởng quy chế tị nạn, 26,4 triệu người mất chỗ ở và đang sống ngay trong nước (IDP) và 895.000 người đang tìm kiếm quy chế tị nạn.
Năm 2011 cũng chứng kiến 3,2 triệu người phải chạy khỏi quê hương và sống tha hương trong nước được hồi hương, tỷ lệ hồi hương cao nhất trong vòng thập kỷ qua.
UNHCR nhấn mạnh xu thế đáng lo ngại là số người buộc phải rời bỏ quê hương trên toàn cầu ngày càng tăng với mức trung bình hàng năm vượt quá 42 triệu người trong vòng 5 năm qua.
Trong số 10,4 triệu người tị nạn đang được UNHCR quản lý, có tới 7,1 triệu người đã tị nạn ít nhất 5 năm để chờ các giải pháp về hiện trạng của họ.
Afghanistan vẫn là nước có nhiều người tị nạn nhất với 2,7 triệu người, sau đó là Iraq với 1,4 triệu người, Somalia 1,1 triệu người, Sudan 500.000 người….
Trong số các nước phát triển, Đức là nước tiếp nhận số người tị nạn lớn nhất với hơn 571.000 người.
Báo cáo của UNHCR cũng cho biết ngoài ủy nhiệm chính là quản lý người tị nạn trong sáu thập kỷ qua, UNHCR đã hành động để hỗ trợ những người phải tha hương trong nước họ và những người không quốc tịch.
Theo số liệu không đầy đủ được cung cấp chỉ từ 64 chính phủ, số người không quốc tịch trên thế giới đã lên tới 12 triệu người, trong đó 25% đã nhận được sự giúp đỡ của UNHCR./.
Số người tị nạn này nằm trong số 4,3 triệu người phải rời bỏ quê hương do các cuộc khủng hoảng nhân đạo hoặc xung đột cuối năm 2010 ở Cote d'Ivoire, Libya, Somalia, Sudan và nhiều nơi khác.
Báo cáo của UNHCR nhấn mạnh năm 2011 chứng kiến quy mô tị nạn lịch sử. Quá nhiều người bị đẩy khỏi quê hương trong một khoảng thời gian quá ngắn đồng nghĩa với thiệt hại cá nhân khổng lồ cho tất cả những người bị tác động.
Theo báo cáo của UNHCR, vào cuối năm 2011, UNHCR đã hỗ trợ 42,5 triệu người phải rời bỏ quê hương, trong đó 15,2 triệu người đã được hưởng quy chế tị nạn, 26,4 triệu người mất chỗ ở và đang sống ngay trong nước (IDP) và 895.000 người đang tìm kiếm quy chế tị nạn.
Năm 2011 cũng chứng kiến 3,2 triệu người phải chạy khỏi quê hương và sống tha hương trong nước được hồi hương, tỷ lệ hồi hương cao nhất trong vòng thập kỷ qua.
UNHCR nhấn mạnh xu thế đáng lo ngại là số người buộc phải rời bỏ quê hương trên toàn cầu ngày càng tăng với mức trung bình hàng năm vượt quá 42 triệu người trong vòng 5 năm qua.
Trong số 10,4 triệu người tị nạn đang được UNHCR quản lý, có tới 7,1 triệu người đã tị nạn ít nhất 5 năm để chờ các giải pháp về hiện trạng của họ.
Afghanistan vẫn là nước có nhiều người tị nạn nhất với 2,7 triệu người, sau đó là Iraq với 1,4 triệu người, Somalia 1,1 triệu người, Sudan 500.000 người….
Trong số các nước phát triển, Đức là nước tiếp nhận số người tị nạn lớn nhất với hơn 571.000 người.
Báo cáo của UNHCR cũng cho biết ngoài ủy nhiệm chính là quản lý người tị nạn trong sáu thập kỷ qua, UNHCR đã hành động để hỗ trợ những người phải tha hương trong nước họ và những người không quốc tịch.
Theo số liệu không đầy đủ được cung cấp chỉ từ 64 chính phủ, số người không quốc tịch trên thế giới đã lên tới 12 triệu người, trong đó 25% đã nhận được sự giúp đỡ của UNHCR./.
(TTXVN)