Ngày 5/3, Anphabe - mạng cộng đồng các nhà quản lý cấp cao hàng đầu Việt Nam - công bố kết quả khảo sát trực tuyến xu hướng tuyển dụng và dịch chuyển nhân lực cao cấp năm 2013.
Dự báo thị trường tuyển dụng cao cấp sẽ chứng kiến sự dịch chuyển đa dạng với một làn sóng chuyển việc lớn.
Có tới 54% nhân sự cao cấp tham gia khảo sát có mong muốn tìm một công việc xứng tầm hơn; 5,2% thực sự hài lòng với công việc hiện tại, trong đó bộ phận tài chính-kế toán và phòng mua-cung ứng là có độ hài lòng thấp nhất với công việc. Đây cũng chính là nhóm có mong muốn tìm công việc mới nhiều nhất (tương ứng 59,21% và 64,38%).
Về cấp bậc, sẽ có sự giảm mạnh nhu cầu tuyển dụng ở cấp quản lý điều hành nhưng nhu cầu quản lý cấp trung vẫn gia tăng.
Nhu cầu tuyển dụng tiếp tục cao ở bộ phận bán hàng, marketing, nhân sự và gần đây là bộ phận cung ứng, phòng mua và sản xuất.
Sáu ngành nghề có nhu cầu thu hút nhân sự cấp cao trong thời gian tới là hàng tiêu dùng nhanh, dược phẩm, giáo dục, sản xuất, chăm sóc sức khỏe và du lịch, dịch vụ.
Trong khi đó, một số ngành hiện dư thừa lao động cục bộ sẽ giảm mạnh nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao cấp gồm ngân hàng, bất động sản, dịch vụ tài chính, xây dựng và công nghệ thông tin.
Bộ phận tài chính-kế toán, pháp chế và kỹ thuật (IT) cũng sẽ giảm nhu cầu tuyển dụng.
Hàng tiêu dùng nhanh, dược phẩm và dầu khí là ba ngành trả lương cao nhất thời gian qua được dự báo vẫn duy trì mức tăng lương tốt. Tiếp theo, ngành bán lẻ và thương mại điện tử cũng sẽ có mức tăng lương khả quan.
Năm 2013, mức tăng lương sẽ tập trung ở cấp độ trưởng phòng, giám đốc, dự đoán không có thay đổi nhiều với vị trí chuyên viên cũng như cấp quản lý điều hành.
Khảo sát cũng cho thấy, đầu năm 2013, mặc dù khó khăn kinh tế đã khiến nhiều doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhân công lao động nhưng riêng tổng nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao cấp vẫn đạt được mức tăng trưởng. Điều này cho thấy tín hiệu lạc quan về nhu cầu lao động cao cấp.
Ông Mark Ellwood, Tổng giám đốc Điều hành khu vực châu Á, Công ty tuyển dụng Robert Walters, cho biết nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam hiện đang tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh, họ nhận ra rằng cần phải tập trung phát triển nhóm nhân sự quản lý cấp trung.
Bên cạnh đó, lạm phát lương và sự gia tăng của chi phí sản xuất tại các nước như Trung Quốc, Việt Nam có thể hưởng lợi khi nhận được nhiều khoản đầu tư từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài .
Những khoản lãi từ những công ty đa quốc gia sẽ được tái đầu tư cho việc xây mới hạ tầng sản xuất, từ đó gia tăng các cơ hội việc làm trong nước.
Bà Thanh Nguyễn, Giám đốc Điều hành mạng Anphabe, cho biết mục đích của khảo sát lần này là cập nhật các xu hướng và thay đổi mới nhất của thị trường nhân lực cao cấp tại Việt Nam để giúp người lao động cao cấp có cái nhìn rõ ràng hơn về toàn cảnh thị trường cũng như giúp các lãnh đạo doanh nghiệp hoạch định chiến lược nhân sự hiệu quả hơn./.
Dự báo thị trường tuyển dụng cao cấp sẽ chứng kiến sự dịch chuyển đa dạng với một làn sóng chuyển việc lớn.
Có tới 54% nhân sự cao cấp tham gia khảo sát có mong muốn tìm một công việc xứng tầm hơn; 5,2% thực sự hài lòng với công việc hiện tại, trong đó bộ phận tài chính-kế toán và phòng mua-cung ứng là có độ hài lòng thấp nhất với công việc. Đây cũng chính là nhóm có mong muốn tìm công việc mới nhiều nhất (tương ứng 59,21% và 64,38%).
Về cấp bậc, sẽ có sự giảm mạnh nhu cầu tuyển dụng ở cấp quản lý điều hành nhưng nhu cầu quản lý cấp trung vẫn gia tăng.
Nhu cầu tuyển dụng tiếp tục cao ở bộ phận bán hàng, marketing, nhân sự và gần đây là bộ phận cung ứng, phòng mua và sản xuất.
Sáu ngành nghề có nhu cầu thu hút nhân sự cấp cao trong thời gian tới là hàng tiêu dùng nhanh, dược phẩm, giáo dục, sản xuất, chăm sóc sức khỏe và du lịch, dịch vụ.
Trong khi đó, một số ngành hiện dư thừa lao động cục bộ sẽ giảm mạnh nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao cấp gồm ngân hàng, bất động sản, dịch vụ tài chính, xây dựng và công nghệ thông tin.
Bộ phận tài chính-kế toán, pháp chế và kỹ thuật (IT) cũng sẽ giảm nhu cầu tuyển dụng.
Hàng tiêu dùng nhanh, dược phẩm và dầu khí là ba ngành trả lương cao nhất thời gian qua được dự báo vẫn duy trì mức tăng lương tốt. Tiếp theo, ngành bán lẻ và thương mại điện tử cũng sẽ có mức tăng lương khả quan.
Năm 2013, mức tăng lương sẽ tập trung ở cấp độ trưởng phòng, giám đốc, dự đoán không có thay đổi nhiều với vị trí chuyên viên cũng như cấp quản lý điều hành.
Khảo sát cũng cho thấy, đầu năm 2013, mặc dù khó khăn kinh tế đã khiến nhiều doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhân công lao động nhưng riêng tổng nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao cấp vẫn đạt được mức tăng trưởng. Điều này cho thấy tín hiệu lạc quan về nhu cầu lao động cao cấp.
Ông Mark Ellwood, Tổng giám đốc Điều hành khu vực châu Á, Công ty tuyển dụng Robert Walters, cho biết nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam hiện đang tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh, họ nhận ra rằng cần phải tập trung phát triển nhóm nhân sự quản lý cấp trung.
Bên cạnh đó, lạm phát lương và sự gia tăng của chi phí sản xuất tại các nước như Trung Quốc, Việt Nam có thể hưởng lợi khi nhận được nhiều khoản đầu tư từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài .
Những khoản lãi từ những công ty đa quốc gia sẽ được tái đầu tư cho việc xây mới hạ tầng sản xuất, từ đó gia tăng các cơ hội việc làm trong nước.
Bà Thanh Nguyễn, Giám đốc Điều hành mạng Anphabe, cho biết mục đích của khảo sát lần này là cập nhật các xu hướng và thay đổi mới nhất của thị trường nhân lực cao cấp tại Việt Nam để giúp người lao động cao cấp có cái nhìn rõ ràng hơn về toàn cảnh thị trường cũng như giúp các lãnh đạo doanh nghiệp hoạch định chiến lược nhân sự hiệu quả hơn./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)